Bài | Cấu trúc | Ý nghĩa | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1.1 | N1 は N2 です |
N1 là N2
* Cách dùng:
- Danh từ đứng trước は là chủ đề hoặc chủ ngữ trong câu. - です được sử dụng cuối câu khẳng định, biểu lộ sự lịch sự đối với người nghe. - Đứng trước です là một danh từ hoặc tính từ. * Chú ý: は khi là trợ từ được đọc là wa, không phải ha * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.2 | N1 は N2 ではありません |
N1 không phải là N2
* Cách dùng:
- ではありません là dạng phủ định của です. - Trong hội thoại người ta có thể dùng じゃありません thay cho ではありません * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.3 | S + か |
1) Câu hỏi nghi vấn (câu hỏi Có Không)
* Cách dùng: - Để tạo một câu hỏi chỉ cần thêm か vào cuối câu. - Câu trả lời cho loại câu hỏi này luôn phải có はい (vâng, đúng) hoặc いいえ (không, không phải ). Nếu giản lược đi bị xem là thất lễ. * Ví dụ:
2) Câu hỏi có từ để hỏi
* Cách dùng:
- Vị trí đặt từ để hỏi chính là chỗ có từ mà bạn muốn hỏi - Cuối câu hỏi đặt thêm trợ từ か * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.4 | N も |
N cũng
* Cách dùng:
Trợ từ も được sử dụng thay cho は khi những thông tin về chủ đề của
câu giống với những thông tin của chủ đề trước đó
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.5 | N1 の N2 |
N2 của N1, N2 thuộc về N1
* Cách dùng:
- Trợ từ の dùng để nối 2 danh từ - N1 làm rõ nghĩa cho N2 - Trong bài này, N1 là một tổ chức, một nhóm mà N2 thuộc vào đó * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.6 | ~さん |
Tên người + ~さん
* Cách dùng:
- Trong tiếng Nhật sử dụng chữ さん đứng ngay sau tên của người nghe hoặc người thứ 3 để bày tỏ sự kính trọng đối với người đó. - Chữ さん không bao giờ sử dụng sau tên của chính mình * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1.7 | ~さい |
~Tuổi
* Cách dùng:
- Khi nói về tuổi thì thêm chữ さい (cách đếm tuổi) sau số thứ tự
- Khi hỏi tuổi sử dụng nghi vấn từ なんさい. Trường hợp lễ phép hơn dùng từ おいくつ
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.1 | これ/それ/あれ は N です |
Cái này/cái đó/cái kia là N
* Cách dùng:
- Đây là các danh từ chỉ thị. - Được sử dụng như một danh từ. - Không có danh từ đi liền sau chúng. + これ dùng để chỉ vật ở gần người nói, xa người nghe (Trong phạm vi người nói) + それ dùng để chỉ vật ở gần người nghe, xa người nói (Trong phạm vi người nghe) + あれ dùng để chỉ vật ở xa cả hai người * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.2 | この N/その N/あの N |
Cái N này/đó/kia
* Cách dùng:
- この、その、あの là các từ chỉ thị bổ nghĩa cho danh từ. Về tương quan khoảng cách thì giống với これ、それ、あれ nhưng khác về cách sử dụng vì luôn phải có danh từ đi liền đằng sau. + “この N” dùng để chỉ vật hoặc người ở gần người nói, xa người nghe. + “その N” dùng để chỉ vật hay người ở gần người nghe, xa người nói. + “あの N” dùng để chỉ vật hay người ở xa cả hai người * Ví dụ:
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.3 | そうです/そうではありません |
Đúng vậy/Không phải thế
* Cách dùng:
- そう được sử dụng để trả lời câu hỏi nghi vấn mà tận cùng là danh từ - Trong câu khẳng định dùng: はい、そうです - Trong câu phủ định dùng: いいえ、そうでは(じゃ)ありません * Chú ý: Trong trường hợp câu nghi vấn mà tận cùng là động từ hay tính từ thì không sử dụng そうです hay そうではありません để trả lời * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.4 | N1 ですか、N2 ですか |
N1 hay là N2?
* Cách dùng:
Ở bài trước, N1 là một tổ chức mà N2 thuộc vào đó. Ở bài này trợ từ の có ý nghĩa chỉ sự sở hữu. N2 thuộc sở hữu của N1 * Ví dụ:
- N2 đôi khi được lược bỏ khi đã được nhắc đến trước đó hay đã rõ nghĩa - Khi N2 là một từ chỉ người thì không được bỏ * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.5 | N1 の N2 (tiếp) |
N2 của N1
* Cách dùng:
Ở bài trước, N1 là một tổ chức mà N2 thuộc vào đó. Ở bài này trợ từ の có ý
nghĩa chỉ sự sở hữu. N2 thuộc sở hữu của N1
* Ví dụ:
- N2 đôi khi được lược bỏ khi đã được nhắc đến trước đó hay đã rõ nghĩa - Khi N2 là một từ chỉ người thì không được bỏ * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2.6 | そうですか |
Ra vậy
* Cách dùng: Sử dụng khi người nói nhận được thông tin mới và thể hiện
rằng đã hiểu về nó
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3.1 | ここ・そこ・あそこ は N ( địa điểm ) です |
Chỗ này/đó/kia là N
* Cách dùng:
- ここ、そこ、あそこ là các đại danh từ chỉ nơi chốn - ここ chỉ chỗ của người nói. (Trong phạm vi của người nói) - そこ là chỗ của người nghe. (Trong phạm vi của người nghe) - あそこ chỉ nơi xa cả hai người * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3.2 | N (địa điểm) はここ・そこ・あそこです |
N ở chỗ này (chỗ đó, chỗ kia) (chỉ vị trí, tồn tại)
* Ví dụ:
Câu hỏi cho địa điểm
N (địa điểm) は どこ ですか
N ở đâu
* Chú ý: Có thể mở rộng trường hợp này cho địa điểm tồn tại của người và vậtN1( người hoặc vật ) は N2(địa điểm) です。 N1 ở N2 * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3.3 | こちら・そちら・あちら・どちら |
Chỗ này/Chỗ đó/Chỗ kia
* Cách dùng:
- Nghĩa tương đương với ここ・そこ・あそこ・どこ nhưng trang trọng, lịch sự hơn - Nghĩa gốc của chúng là các đại danh từ chỉ phương hướng * Ví dụ:
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3.4 | これ・それ・あれ は N1 の N2 です |
1. Khi muốn nói 1 đồ vật nào đó có xuất xứ từ đâu, do nước nào hoặc
công ty nào sản xuất ra
* Ví dụ:
これ・それ・あれ は どこ の N2 ですか Là câu hỏi cho mẫu câu trên, dùng để hỏi xuất xứ của đồ vật, muốn biết đồ vật đó có nguồn gốc từ đâu, do nước nào, công ty nào sản xuất * Ví dụ:
2. Khi muốn nói về thuộc tính của đồ vật: thuộc lĩnh vực gì, về chuyên
ngành nào, tiếng nước nào…
* Ví dụ:
これ・それ・あれ は なん の N ですか Là câu hỏi cho mẫu câu trên, dùng để khi muốn hỏi 1 vật nào đó thuộc lĩnh vực gì, về chuyên ngành nào, viết bằng tiếng nước nào… * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3.5 | N は いくらですか |
N bao nhiêu tiền
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3.6 | こ, そ, あ, ど + Cách đếm tuổi, yên, tầng |
こ, そ, あ, ど + Cách đếm tuổi, yên, tầng
Tổng hợp こ, そ, あ, ど
Cách đếm tuổi, yên, tầng
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.1 | 今(いま) ~時(じ) ~分(ふん/ぷん)です |
Bây giờ là ~ giờ ~ phút
* Cách dùng:
- じ đặt sau số đếm, dùng chỉ giờ
- ふん(ぷん)đặt sau số đếm, dùng chỉ phút Bảng đếm giờ
* Ví dụ:
今 なんじですか * Chú ý: ~じはん: Sử dụng khi nói giờ rưỡi いま 9時半です Bây giờ là 9 rưỡi |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.2 |
N (danh từ chỉ ngày) は ~曜日です (Cách nói thứ ngày tháng) |
N là thứ ~
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.3 | V ます |
Động từ dạng ます
* Cách dùng:
- ~ます là một dạng động từ, biểu thị thái độ lịch sự với người nghe, thể hiện một hành động ở thì hiện tại hoặc tương lai * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.4 | V ます/V ません/ V ました/V ませんでした |
Cách chia thì của động từ
Cách chia thể (khẳng định, phủ định) và thời (hiện tại, quá khứ, tương lai) của động từ
dạng ~ます
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.5 | N (chỉ thời gian) に+V ます |
Làm gì vào lúc nào
* Cách dùng:
- Để chỉ thời điểm tiến hành một hành động ta thêm trợ từ に sau danh từ chỉ thời gian. Chú ý: nếu thời gian không biểu hiện bằng những con số thì không thêm に * Ví dụ:
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.6 | ~から~まで |
Từ ~ đến ~
* Cách dùng:
- Trợ từ から biểu thị điểm bắt đầu của thời gian hay nơi chốn, trợ từ まで biểu thị điểm kết thúc của thời gian hay nơi chốn * Ví dụ:
* Ví dụ:
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.7 | N1 と N2 |
N1 và, với, cùng với N2
* Cách dùng:
- Trợ từ と dùng để nối 2 danh từ
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4.8 | (câu văn) ~ね |
~ Nhỉ
* Cách dùng:
- ね Được đặt ở cuối câu để truyền đạt cho người nghe tình cảm của mình hoặc kỳ
vọng người nghe đồng ý với những gì mình nói
- ね sẽ được phát âm dài và giọng xuống thấp * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5.1 | N は ~月(がつ) ~日(にち)です |
N là ngày ~ tháng ~
* Ví dụ:
- Cách nói ngày tháng năm của Nhật ngược so với tiếng Việt. Phải nói NĂM, sau đó đến THÁNG và cuối cùng là NGÀY - いつ có thể dùng thay thế cho các từ để hỏi có nghĩa tương tự như なんじ、なんがつ、なんにち |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5.2 | N (Danh từ chỉ địa điểm) へ いきます/ きます/ かえります |
Đi/Đến/Về đâu đó (địa điểm N)
* Cách dùng:
- N là danh từ chỉ nơi chốn, địa điểm. “へ” (đọc là e) là trợ từ chỉ phương
hướng di chuyển. Đi sau cùng là động từ mang nghĩa di chuyển từ nơi này sang nơi
khác
* Ví dụ:
~は どこへ ~(Động từ) か Bạn đi đâu thế? * Ví dụ:
どこ(へ)も いきません (Không đi đâu cả / Chỗ nào cũng không đi) - Trợ từ も + thể phủ định của động từ: Dùng để phủ định tất cả những gì trong phạm vi mà từ để hỏi どこ đưa ra. Có thể dùng も hoặc để cả へも đều được, nhưng dùng へも thì ý nghĩa phủ định sẽ mạnh hơn * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5.3 | ~で いきます/ きます/ かえります |
Đi/đến/về bằng N (phương tiện)
* Trong đó:
- N là DT chỉ phương tiện giao thông, phương tiện đi lại - で là trợ từ, mang ý nghĩa xác định cách thức, phương tiện, có thể dịch tiếng Việt là “bằng~”, “bởi~” * Ví dụ:
〔~へ〕 なんで ~ (động từ) か (Đi/đến đâu bằng phương tiện gì?) * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5.4 | N (Danh từ chỉ người) と V ます |
Làm gì cùng với N
* Trong đó: N là danh từ chỉ người; と là trợ từ có ý nghĩa xác định đối tượng cùng tham
gia hành động, có thể dịch tiếng Việt là “cùng, với, cùng với”
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
5.5 | Sentence + よ |
~Nhỉ
* Cách dùng:
- - よ được đặt ở cuối câu để nhấn mạnh về 1 sự việc mà người nghe chưa biết hoặc để bộc lộ sự phán xét hay ý kiến bản thân một cách chắc chắn - Không nên nói quá mạnh sẽ khiến người nghe có cảm giác bị ép buộc * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6.1 | N を V ます |
Cách sử dụng động từ với trợ từ を
* Trong đó:
- N: Danh từ (đối tượng của hành động) - V: Tha động từ (ngoại động từ) - を : Trợ từ (chỉ đối tượng tác động của hành động) * Ví dụ:
- も được thay cho を khi cùng chung một hành động với 2 đối tượng khác nhau (cùng V nhưng khác N)
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6.2 | なにも V ません |
Không làm gì cả
* Cách dùng: Khi trợ từ も đi sau từ để hỏi và đi cùng với thể phủ định thì có nghĩa phủ
định hoàn toàn mọi đối tượng trong phạm vi từ để hỏi
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6.3 | N1 で N2 を V ます |
Làm ~ ở/tại N1
* Trong đó:
- N1: Danh từ chỉ địa điểm diễn ra hành động - N2: Danh từ chỉ đối tượng tác động của hành động (Tân ngữ trực tiếp) - で: Trợ từ chỉ địa điểm diễn ra hành động * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6.4 | いっしょに V ませんか |
Cùng làm ~ nhé!
* Cách dùng: Đây không phải là câu phủ định, mà là câu mang ý mời mọc, rủ rê người
khác cùng làm việc gì đó với mình
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6.5 | V ましょう |
Cùng làm ~ nhé!
* Cách dùng:
- Cũng là một lời để nghị cùng làm với mình nhưng trên cơ sở đã biết người kia sẽ đồng ý => mang tính chất thoả thuận, hô hào mọi người cùng làm (một điều đã giao hẹn, thoả thuận từ trước) => Khác với V ませんか: dùng khi chưa biết người kia có đồng ý hay ko * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
6.6 | なん/なに |
Cái gì
* Cách dùng:Cả なん và なに đều có nghĩa là “cái gì”, đều viết chung 1 chữ Hán là 何. Nhưng
cần lưu ý các trường hợp phân biệt cách dùng, cách đọc như sau:
I. Đọc là なん: 1)Khi 何 đứng trước một từ bắt đầu bằng “d, n hay t”
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7.1 | N で V ます |
Làm gì đó bằng phương cách, công cụ gì
* Trong đó:
- N: Danh từ chỉ phương tiện, công cụ - で: trợ tự chỉ phương tiện, phương thức, phương pháp thực hiện hành động * Ý nghĩa: Làm ~ bằng N * Ví dụ:
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7.2 | ~(Từ/Câu) は ~語で 何ですか |
“Từ/Câu” trong tiếng~ là gì?
* Cách dùng:
dùng để hỏi cách nói một từ hoặc câu bằng một thứ tiếng nào đó. Khi viết,
từ/câu được hỏi thường để trong dấu 「 」(dấu ngoặc kép trong tiếng Nhật)
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7.3 | N1 (người, công ty, quốc gia) に N2 を + あげます (Cho, tặng, biếu)/ かします (Cho vay, cho mượn)/ かきます (Viết)/ おしえます… (Dậy, chỉ bảo) |
Làm ~ cho N1
* Cách dùng: に trợ từ chỉ hướng đến của hành động : “cho ai”
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7.4 | N1(người) に N2 を + もらいます (Nhận được) かります (Vay, mượn) ならいます (Học) |
(Nhận được) ~ từ N1
* Cách dùng:
- N1: chỉ xuất xứ của thứ hoặc vật mà chủ hành động nhận được/vay mượn được/học được - N2: chỉ thứ hoặc vật mà chủ hành động nhận được/vay mượn được/ học được * Ví dụ:
だれ に(から)V ますか
~ từ ai?
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
7.5 | もう & まだ |
đã …rồi & vẫn chưa
* Ý nghĩa:
- もう+V ました:đã …rồi - まだ:vẫn/chưa, chỉ một hành động hay trạng thái chưa xảy ra, chưa hoàn thành ở thời điểm nói * Cách dùng: Với câu hỏi もう V ましたか? câu trả lời như sau: - Câu trả lời khẳng định : はい、もう V ました - Câu trả lời phủ định: いいえ、まだです (Không trả lời いいえ、まだ V ませんでした) * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8.1 | な- Adj & い- Adj |
Giới thiệu về tính từ trong tiếng Nhật
* Tính từ đuôi い: Có đuôi tận cùng là い
- Ví dụ: 小さい(nhỏ)、大きい(to)、熱い(nóng)、寒い(lạnh)、高い(cao, đắt) * Tính từ đuôi な: Có đuôi tận cùng là な - Ví dụ: ハンサム(な) (đẹp trai)、しんせつ(な)(tốt bụng)、 しずか(な)(yên tĩnh)、べんり(な)(thuận tiện) * Chú ý: - Không giống tính từ đuôi い, do một số chức năng về ngữ pháp mà đuôi な có lúc xuất hiện có lúc không xuất hiện trong từ và câu. Vì thế, về mặt thể hiện, người ta hay để đuôi な trong ngoặc đơn. - Một số từ dễ nhầm với tình từ đuôi い: きれい(な)(đẹp, sạch)、有名な (nổi tiếng)、きらい(な)(ghét, không thích) |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8.2 | Các mẫu câu với tính từ |
1. Câu khẳng định
N は な-Adj [な]です
N は い-Adj です * Cách dùng: Tương tự mẫu câu với danh từ, trong đó です dược đặt sau tính từ trong câu khẳng định để biểu thị sự lịch sự đối với người nghe * Chú ý: Tính từ đứng trước です, nếu là tính từ đuôi い thì giữ nguyên い còn nếu là tính từ đuôi な thì sẽ không có な * Ví dụ:
2. Câu phủ định
+ Đối với tính từ đuôi な: Biến đổi như với trường hợp danh từ. Tức là đổi です
thành ではありません hoặc じゃありません
* Ví dụ:
* Ví dụ:
Bảng tính từ ở thời hiện tại và tương lai
N は どうですか。 N thế nào? - どう là từ để hỏi cho tính chất, cảm tưởng về vật, sự vật, người Ví dụ
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8.3 | な- Adj (bỏ na) + N; い- Adj + N |
Dùng tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ
* Cách dùng:
- Tính từ được đặt trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó - Khi đứng trước danh từ: + Tính từ đuôi な giữ nguyên な + Tính từ đuôi い thì giữ nguyên い * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8.4 | あまり + ...phủ định của tính từ |
Không ~ lắm / Không ~ mấy
* Cách dùng:: あまり đứng trước tính từ dạng phủ định thể hiện sự phủ định một phần
* Ví dụ:
N1 は どんな N2 ですか N1 là N2 như thế nào?
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8.5 | どう/どんな |
Như thế nào
* Cách dùng:: どう・どんな đều là nghi vấn từ để hỏi về cảm tưởng, tính chất, tình trạng của người hay vật
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8.6 | Sentence1 が、Sentence2 |
S1 nhưng mà S2
* Ý nghĩa: S1 nhưng mà S2
* Cách dùng: Trợ từ が có nghĩa là “nhưng”, dùng để nối 2 mệnh đề có ý nghĩa tương phản nhau * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8.7 | Sentence1。そして Sentence2 |
S1. Và S2
* Cách dùng:
- そして là liên từ có nghĩa là “và” - そして dùng để nối 2 câu có nội dung tương đồng * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
8.8 | N はどれですか |
N là cái nào?
* Cách dùng:
- どれ: là từ để hỏi có nghía là “cái nào” - Sử dụng để yêu cầu người nghe chọn một trong số những cái đưa ra (từ 2 thứ trở lên) * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9.1 | N が あります/ わかります N が好きです/ 嫌いです/ 上手です/ 下手です |
Tính từ, động từ đi với trợ từ が
* Cách dùng:
- Trong những bài trước đã học trợ từ đi với động từ là を hoặc へ.Nhưng trong bài này trợ từ của các động từ あります/わかります là が - Một số tính từ như すき、きらい、じょうず、へた... cũng sử dụng trợ từ が * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9.2 | どんな N |
Cái nào
* Cách dùng: Ngoài cách sử dụng đã học ở bài 8, どんな còn được sử dụng để yêu
cầu người nghe lựa chọn 1 thứ trong nhóm mà danh từ sau どんな
đưa ra
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9.3 | よく/だいたい/たくさん/少し/あまり/全然 |
Phó từ chỉ mức độ
* Cách dùng:
- Đây là các phó từ đặt trước động từ/ tính từ để chỉ mức độ của chúng - Các phó từ あまり、ぜんぜん thường sử dụng với thể phủ định * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9.4 | S1 から、S2 |
Vì S1 nên S2
* Cách dùng:
- から để nối 2 câu có mối quan hệ nhân quả - から được đặt sau câu chỉ nguyên nhân * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
9.5 | どうして+Sentence か |
Tại sao ~
* Cách dùng:
- どうして là từ để hỏi lý do - Câu trả lời sẽ thêm から vào cuối câu * Ví dụ:
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
10.1 | N が あります/います |
Có N (Cách thể hiện sự sở hữu người và đồ vật)
* Cách dùng:
- Hai động từ あります/います để chỉ sự sở hữu - あります sử dụng khi N là đồ vật - います sử dụng khi N là người và động vật * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
10.2 | N1(địa điểm)に N2 が あります/いま |
Có N2 ở N1 / Ở N1 có N2 (nhấn mạnh vào vị trí)
* Cách dùng:
- Đây là câu miêu tả một sự thật (như quang cảnh, vị trí...) - N1 là địa điểm tồn tại của N2 và được xác định bằng trợ từ に - Nếu N2 là đồ vật: dùng あります; nếu N2 là người, động vật: dùng います * Ví dụ:
N に なにが ありますか
Ở N (nơi chốn) có cái gì?
N に なにが いますか
Ở N (nơi chốn) có con gì?
N に だれが いますか
Ở N (nơi chốn) có ai?
Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
10.3 | N1 は N2 (địa điểm) に あります/います |
N1 ở N2: (nhấn mạnh vào chủ thể)
* Cách dùng:
- Đây là câu chỉ về nơi tồn tại của người hay vật - N1 được đưa lên làm chủ đề của cả câu * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
10.4 | N1 (vật, người, địa điểm) の N2 (danh từ chỉ vị trí) |
Thể hiện tương quan vị trí
* Ví dụ:
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
10.5 | N1 や N2 |
N1 và N2
* Cách dùng:
- や dùng để nối các danh từ - Khác với と dùng để liệt kê toàn bộ, や chỉ liệt kê mang tính chất tượng trưng * Ví dụ:
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11.1 | Số đếm |
Số đếm
* ひとつ、ふたつ...とお là số đếm chung cho đồ vật đến 10. Từ 11 sử dụng như đếm số thông thường
- Các trợ từ số đếm: Là những từ được đặt sau số để đếm các đồ vật, người... - 人 dùng đếm người (đặc biệt đếm 1, 2 người dùng ひとり, ふたり) - ひき・ぴき dùng đếm con vật kích thước nhỏ - 枚 dùng đếm những vật mỏng như giấy, đĩa, áo... - 回 dùng đếm số lần * Cách dùng: - Số đếm thường đứng ngay trước động từ mà nó bổ nghĩa. (giữa số đếm và động từ không có trợ từ đứng giữa) - Tuy nhiên, với các từ chỉ khoảng thời gian lại được đặt ở mọi vị trí trong câu (trừ cuối câu) * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11.2 | いくつ, なん + trợ từ số đếm |
Các từ để hỏi cho số đếm
* Từ để hỏi:
- いくつ là từ dùng để hỏi cho đồ vật đếm bằng ~つ - Các cách đếm khác dùng なん+trợ từ số đếm * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11.3 | どのぐらい V ますか ... N(lượng thời gian )くらい(ぐらい)V ます |
Câu hỏi về khoảng thời gian
* Cách dùng:
- どのぐらい là từ để hỏi cho khoảng thời gian - Thường đi kèm với động từ かかります(Nghĩa là: Mất bao nhiêu lâu) - くらい・ぐらい đứng sau từ chỉ số lượng, có nghĩa là “khoảng” * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
11.4 | N だけ |
Chỉ~
* Cách dùng: だけ đứng sau danh từ, có nghĩa là “chỉ”
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
12.1 | Các thì của câu kết thúc bởi danh từ và tính từ đuôi な |
Các thì của danh từ & tính từ đuôi な
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
12.2 | Các thì của câu kết thúc bằng tính từ đuôi い |
Các thì của tính từ đuôi い
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
12.3 | N1 は N2 より Adj です |
N1 ~ hơn N2
* Cách dùng: Đây là câu so sánh hơn. Trong đó, N1 được đưa ra so sánh với N2
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
12.4 | N1 と N2 と どちらが Adj ですか ...N1(N2)のほうが Adj です |
N1 và N2 cái nào ~ hơn?
...N1 ( N2) ~ hơn
* Cách dùng: Luôn sử dụng từ để hỏi どちら khi muốn so sánh giữa 2 vật hay người
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
12.5 | N1[のなか]で N2 が いちばん Adj です |
Trong phạm vi N1 thì N2 ~ nhất
* Cách dùng:
- Đây là câu so sánh cao nhất - Trong đó: N2 thuộc phạm vi của N1 và có tính chất [Adj] nhất trong phạm vi đó * Ví dụ:
N [のなか] で なに/どこ/だれ/いつが いちばん Adj ですか Trong phạm vi N thì cái gì/nơi nào/ai/khi nào thì Adj nhất? * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
13.1 | ( 私は)N が ほしいです |
(Tôi) muốn/ muốn có/ mong có N
* Cách dùng:
- Dùng để nói về ước muốn, ham thích của người nói - ほしい là tính từ đuôi い * Ví dụ:
何が ほしいですか Bạn mong muốn, muốn có cái gì? Ví dụ
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
13.2 | (私は)N を V-ます + たいで |
Cách thể hiện mong muốn làm gì đó
* Thể ます của động từ: Là thể của động từ khi bỏ đuôi ます
* Ví dụ: かいます ==========> かい たべます ==========> たべ よみます ==========> よみ * Ý nghĩa: (Tôi) thích, muốn làm ~ * Cách dùng: - Câu này thể hiện mong muốn làm việc gì đó của người nói - Có thể dùng trợ từ を hoặc が(が dùng nhiều hơn). Các trợ từ khác (に、へ、と…)giữ nguyên, không thay đổi - Động từ thể ます + たい được coi như một tính từ đuôi い. Vì thế, cách biến đổi sang thể phủ định hay quá khứ đều giống với tính từ đuôi い * Ví dụ:
* Ví dụ: Không dùng như sau (X) ラオさんは コンピューターが ほしいです (X) Anh Rao muốn có máy tính |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
13.3 | N (Địa điểm)へ V-ます(N) に 行きます/来ます/帰ります |
Đi/đến/về N để làm ~
* Cách dùng:
- Đây là mẫu câu sử dụng để nói về mục đích đi đến/ về đâu đó để thực hiện hành động nào đó - Động từ chỉ mục đích để thể ます, danh từ chỉ mục đích là những danh động từ * Ví dụ:
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
13.4 | どこか/なにか |
Nơi nào đó, cái gì đó
Ý nghĩa
- どこか nghĩa là “ chỗ nào đó, nơi nào đó ” không xác định rõ - なにか nghĩa là “ cái gì đó, 1 cái gì đó ” không xác định rõ * Cách dùng: - どこか được dùng như một danh từ chỉ địa điểm - なにか được dùng như một danh từ chỉ đồ vật, sự việc - Cả 2 từ khi đứng trước các động từ đi với các trợ từ へ、が、を thì các trợ từ này có thể được lược bỏ. Các trợ từ khác vẫn giữ nguyên * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
14.1 | Các nhóm của động từ |
Các nhóm của động từ
* Động từ trong tiếng Nhật được chia làm 3 nhóm theo cách chia sang các thể của chúng
(1) Nhóm 1 - Bao gồm các động từ đứng trước đuôi ます là các chữ cái thuộc hàng “i” - Ví dụ: かきます; のみます (2) Nhóm 2 - Hầu hết các động từ thuộc nhóm này có dạng đứng trước đuôi ます là các chữ cái thuộc hàng “e” - Ví dụ: たべます; みせます - Tuy nhiên cũng có một số động từ đứng trước đuôi ます là các chữ cái thuộc hàng “i” - Ví dụ: みます; おきます (3) Nhóm 3 - Bao gồm 2 động từ: します(làm); きます(đến) |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
14.2 | Thể て của động từ |
Động từ thể て
* Cách dùng: - Các động từ kết thúc bằng て、で được gọi là thể て. Cách chia của thể て phụ thuộc vào các nhóm động từ. Cách chia
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
14.3 | V てください |
Câu nói sai khiến, nhờ vả lịch sự
* Ý nghĩa: Hãy làm ~, Vui lòng làm ~
* Cấu tạo: Động từ để thể て thêm ください * Cách dùng: Mẫu câu này dùng khi yêu cầu, nhờ ai đó làm gì một cách lịch sự * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
14.4 | V ています |
Cách thể hiện thời tiếp diễn
* Ý nghĩa: Đang làm ~
* Cấu tạo: Động từ thể て thêm います * Cách dùng: Mẫu câu này dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại thời điểm nói * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
14.5 | V(thể ます)ましょうか |
Đề nghị được làm giúp ai đó việc gì
* Cách dùng: Sử dụng khi người nói ngỏ ý làm gì đó giúp cho người nghe
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
15.1 | V てもいいです |
Có thể làm ~, được phép làm ~, làm ~ cũng được
* Cấu tạo: Động từ thể て thêm もいいです
* Cách dùng: Mẫu câu này ám chỉ một sự cho phép làm gì đó * Ví dụ:
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
15.2 | V ては いけません |
Không được làm ~
* Cấu tạo: Động từ thể て thêm はいけません
* Cách dùng: Mẫu câu này sử dụng khi muốn nói ý không được phép làm gì * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
15.3 | V ています |
Cách nói và ý nghĩa khác của động từ dạng tiếp diễn
* Cách dùng 1:
- Ngoài cách dùng đã được nói đến trong bài 14 thì mẫu câu này còn thể hiện ý một hành động nào đó đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại vẫn còn tiếp diễn, kết quả của nó vẫn hiển hiện trong hiện tại và tương lai - Một số động từ luôn chia ở thể tiếp diễn mặc dù hành động đã thực hiện trong quá khứ: 知っています、住んでいます、結婚しています、持っています * Ví dụ:
* Cách dùng 2: - Thể tiếp diễn còn được sử dụng để biểu thị những tập quán, thói quen, những hành động được lặp đi lặp lại trong thời gian dài * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
16.1 | V1て、V2 て...V ます |
Làm V1 rồi làm V2,...
* Cách dùng:
- Mẫu câu sử dụng để liệt kê các hành động xẩy ra theo trình tự thời gian, hành động đứng trước xẩy ra trước - Thì của cả câu được chia ở động từ cuối cùng * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
16.2 | い- adj([い]) ~くて、~ な-adj [な] で、~ N で、~ |
Cách nối 2 hay nhiều tính từ, 2 hay nhiều danh từ với nhau
* Cách dùng:
- Khi nối 2 hay nhiều tính từ của cùng 1 chủ thể, nếu đi trước là tính từ đuôi い thì đuôi い sẽ được bỏ đi thay thế bằng くて, các tính từ có thể được cách nhau bởi dấu phẩy ( 、) 大きい 新しい ======> 大きくて、新しい (to và mới) 小さい 古い ======> 小さくて、古い (nhỏ và cũ) いい 安い ======> よくて、安い (tốt và rẻ) - Khi nối 2 hay nhiều tính từ của cùng 1 chủ thể, nếu đi trước là tính từ đuôi な thì đuôi な sẽ được bỏ đi thay thế bằng で, các tính từ có thể được cách nhau bởi dấu phẩy ( 、) 元気(な) 若い ======> 元気で、若い (khỏe và trẻ) 有名(な) きれい(な) ======> 有名で、きれい (nổi tiếng và đẹp) - Cách nối đó có nghĩa là “ và ” vì vậy không sử dụng để nối 2 câu có ý nghĩa trái ngược - Thì của cả câu được chia ở câu đứng sau * Ví dụ:
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
16.3 | V1てから、V2 ます |
Làm V1 rồi làm V2 / Sau
* Cách dùng:
- Mẫu câu này cũng diễn tả sự liên tiếp của hành động nhưng nhấn mạnh hành động thứ nhất kết thúc rối mới đến hành động 2 - Thì của cả câu được quyết định ở cuối câu * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
16.4 | N1 は N2 が Adj |
Tính từ miêu tả cụ thể một thành phần, một bộ phận của 1 vật hoặc người
* Cách dùng: Mẫu câu này dùng để miêu tả cụ thể một thành phần, một bộ phận của 1 vật hoặc người
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
16.5 | どうやって |
~như thế nào
* Cách dùng: Đây là từ để hỏi cho cách làm, phương thức làm một việc nào đó
và có nghĩa là “ Làm thế nào” Để trả lời cho câu hỏi này thường sử dụng mẫu câu số 16.1
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
16.7 | どの N |
~nào
* Cách dùng:
- Trước đây đã học các từ この、その、あの và どの là từ để hỏi cho các từ đó và có nghĩa là “nào” - Đằng sau どの luôn là một danh từ * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
17.1 | V ない |
Phủ định dạng ngắn của động từ (thể ない)
* Cách chia:
- Nhóm I : là các động từ đều có vần [-i] đứng trước ます. Để chuyển sang thể ない chỉ cần thay thế [-i] bằng vần [-a]. Trường hợp đặc biệt, những động từ có đuôi là い thì chuyển thành わ Ví dụ:
Ví dụ:
Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
17.2 | V ないで ください |
Xin đừng…
* Cách dùng: khi muốn khuyên hay yêu cầu ai không làm gì việc gì đó
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
17.3 | V なければ なりません |
Phải…, bắt buộc phải…
* Cách chia: động từ chia sang thể ない, bỏ い + ければ なりません
* Cách dùng: - Mẫu câu này biểu thị một việc coi như nghĩa vụ phải làm, bất chấp ý hướng của người làm - Chú ý: Mặc dù động từ chia ở dạng phủ định nhưng cả câu không mang nghĩa phủ định (thực chất là phủ định của phủ định: “không làm gì thì không được”) * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
17.4 | V なくても いいです |
Không cần … cũng được
* Cách dùng: biểu thị sự không cần thiết của hành vi mà động từ diễn tả
* Ví dụ:
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
17.5 | N (tân ngữ) は |
Đưa tân ngữ lên làm chủ đề nhằm nhấn mạnh ý muốn diễn tả
* Cách dùng: vì được đưa lên làm chủ đề nên trợ từ を của tân ngữ được thay bằng は
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
17.6 | N(thời gian)までに V |
Chậm nhất, trễ nhất, trước (thời điểm)
* Cách dùng: chỉ rõ thời gian cuối mà một hành động hay một công việc phải được tiến
hành. Có nghĩa là, hành động hay công việc phải được tiến hành trước thời hạn được chỉ định bởi までに
* Ví dụ:
1. まで:chỉ thời điểm chấm dứt một hành động
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
18.1 | Thể tự điển V る |
Thể nguyên mẫu (thể từ điển) của động từ
- Thể nguyên mẫu (còn gọi là thể từ điển) là thể cơ bản (động từ gốc) của động từ, trong
sách từ điển các động từ được trình bày ở thể này
1. Nhóm 1: Ký hiệu G1 hoặc (I) - Là các động từ có kết thúc bởi các âm sau: - [-う] ]、 [-つ] 、[-る] [-む] ]、 [-ぬ] 、[-ぶ] [-す] ]、 [-く] 、[-ぐ] - Ví dụ
Là các động từ có dạng [-e る] [-i る]
- Bao gồm 2 động từ
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
18.2 | N (V ること) が できます; |
Có thể làm…, biết làm…
* Cách dùng:
a) Trường hợp danh từ: danh từ được sử dụng phải có tính động tác (tức là những danh từ có thể ghép với します để trở thành động từ có nghĩa tương ứng ) như: 運転、買い物、ダンス (=> gọi chung là danh động từ) ... Ngoài ra, các danh từ chỉ về những khả năng như 日本語、ピアノ、スキー cũng có thể sử dụng. * Ví dụ:
* Ví dụ:
1. Năng lực 漢字を 読むことが できます
Biết đọc chữ Hán 2. Khả năng 受付で タクシーを 呼ぶことが できます
Có thể gọi taxi tại quầy lễ tân
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
18.3 | 私の 趣味は N(V ること) です |
Sở thích (của tôi) là…
* Cách dùng:
- Nói về sở thích - Khi một danh từ không thể biểu hiện đầy đủ ý nghĩa thì ta có thể diễn tả dùng cách danh từ hóa để trình bày rõ, cụ thể hơn * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
18.4 | V る/ N の/ Số tự (thời gian) + まえに、V2 |
Làm V2 trước..., trước khi làm V1…
* Cách dùng:
a) Động từ: - Hành động thứ 2 diễn ra trước hành động thứ nhất - Không thay đổi theo thì của động từ. Nghĩa là khi thì của động từ thứ 2 là quá khứ hay tương lai thì thì của động từ 1 luôn ở thể từ điển * Ví dụ:
- Thêm trợ từ の ở giữa danh từ và まえに - Danh từ đứng trước まえに là những danh từ biểu thị hành động * Ví dụ:
- Đứng sau danh từ chỉ số thì không cần の * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
18.5 | なかなか |
Mãi mà không ~
* Cách dùng: luôn đi với động từ ở dạng phủ định
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
18.6 | ぜひ |
nhất định
* Cách dùng:
- Được dùng để biểu thị sự hy vọng hay yêu cầu - thường đi với các dạng câu ほしいです、V たいです、V てください với ý nghĩa nhấn mạnh sự biểu thị * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
19.1 | Động từ quá khứ dạng ngắn: thể た |
Cách tạo động từ thể た: => giống y như thể て
- Chỗ nào chia là て và で thì thay bằng た và だ
Nhóm I: - かいて => かいた - のんで => のんだ Nhóm II: - たべて => たべた - みて => みた Nhóm III: - きて => きた - して => した |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
19.2 | V たことが あります |
Đã từng (làm)...
* Cách dùng: nói về một kinh nghiệm đã gặp, đã từng trải qua trong quá khứ
* Ví dụ:
* Ví dụ:
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
19.3 | V たり、V たり します |
Lúc thì… lúc thì… và...
* Cách dùng:
- Dùng khi muốn biểu hiện một vài hành động đại diện trong số nhiều hành động mà chủ thể thực hiện mà không cần biết cái nào xảy ra trước, cái nào xảy ra sau - Thì của mẫu câu được biểu thị ở cuối câu * Ví dụ:
Ở câu 1 không có mối quan hệ về mặt thời gian giữa hai hành động. Trong rất nhiều các hoạt động diễn ra vào ngày chủ nhật sẽ bao gồm hai hành động chơi tennis và xem phim. Và sẽ không tự nhiên khi dùng để liệt kê những hành động mang tính chất hàng ngày của con người như ngủ dậy, ăn cơm hay đi ngủ.. |
19.4 |
A い [い] => ~く + なります A な [な] => ~に + なります Nに + なります |
Trở nên (được)
* Cách dùng: chỉ sự thay đổi một tình trạng hay một điều kiện
* Ví dụ:
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
20.1 | Thể văn thông thường và thể văn lịch sự |
Thể thường và thể lịch sự
- Thể lịch sự: là cách nói mà kết thúc câu luôn là –desu (với tính từ, danh từ) và –masu
(với động từ) và các dạng phái sinh của nó (-deshita, -dewa arimasen, -masen, -mashita)
- Thể thông thường: là cách nói không có –desu hay –masu. Dùng luôn dạng cơ bản, dạng gốc và các dạng phái sinh dạng ngắn của các loại từ đó * Cách dùng:
1. Các trường hợp từ (1) đến (5) mà sử dụng thể thông thường thì bị coi là thất lễ 2. Người Nhật đối với người nước ngoài hay nhân viên lâu năm khi chỉ đạo, hướng dẫn nhân viên mới để thể hiện sự thân mật tùy thuộc vào ý đồ vẫn có thể sử dụng được thể thông thường 3. Từ a~d, cũng tùy thuộc vào trường hợp vẫn có thể sử dụng thể lịch sự. Ví dụ:
- muốn giáo dục con nhỏ
- trước khi gặp gỡ biết nhau - xưng hô với bố mẹ |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
20.2 | Trình bày về thể văn lịch sự và thông thường |
Trình bày về thể lịch sự và thông thường
a) Thể văn lịch sự và thông thường của động từ, tính từ, danh từ
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
20.3 | Câu nghi vấn ở thể văn thông thường |
Câu nghi vấn ở thể văn thông thường
* Cách dùng: bỏ trợ từ chỉ sự nghi vấn là か ở cuối câu, thay vào đó đọc cao
giọng chữ ở cuối câu để biểu thị sự nghi vấn
* Ví dụ:
- Đối với câu nghi vấn danh từ hay tính từ thì chữ だ thể thông thường của です được giản lược * Ví dụ:
* Trợ từ trong câu nghi vấn ở thể văn thông văn cũng thường được lược bỏ Ví dụ:
Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
20.4 | Thể thông thường của はい、いいえ |
Thể thông thường của はい、いいえ
はい => うん
いいえ → ううん (phát âm "ự ưn") |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
21.1 | Thể thông thường + と おもいます |
(Tôi) nghĩ rằng ~ / (tôi) cho rằng ~
* Ý nghĩa: Thể hiện sự phỏng đoán, ý kiến chủ quan của cá nhân về một vấn đề, sự việc nào đó.
Nội dung phỏng đoán, ý kiến đưa ra được xác định bởi trợ từ と
* Cách dùng:
1. Khi nói câu phủ định, có 2 cách thể hiện:
- Tuy nhiên, trong sơ cấp và trong bài này, chúng ta chỉ dùng cách nói 1) 2. Cách nói ngắn khi đồng ý hay không đồng ý với quan điểm của ai đó:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
21.2 | “Sentence” dạng thông thường と 言います (言いました) |
(Ai đó) nói rằng / đã nói rằng ~
* Cách dùng: Nội dung trích dẫn được xác định bởi trợ từ と
1) Trích dẫn trực tiếp: nhắc lại chính xác nội dung câu nói => để nội dung đó trong ngoặc kép「 」
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
21.3 | Thể thường + でしょう? |
~có đúng không? / ~có đúng không nhỉ?
(giống câu hỏi đuôi trong tiếng Anh)
* Cách dùng: dùng khi kỳ vọng rằng người nghe cũng biết hoặc có sự hiểu biết về chuyện mình nói
và mong muốn người nghe sẽ tán thành ý kiến của mình. でしょう được đọc lên
giọng giống như 1 câu hỏi để xác nhận sự đồng tình của người nghe
* Cách chia trước でしょう là thể thông thường. Tuy nhiên đối với tính từ đuôi な và danh từ, bỏ だ và ghép thẳng với でしょう * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
21.4 | N1 (địa điểm)で N2 があります |
Ở N1 được tổ chức, diễn ra N
* Cách dùng: khi N2 là các sự kiện như bữa tiệc, buổi hòa nhạc, ngày hội, vụ tai nạn hay thảm họa…
thì lúc đó あります có nghĩa là được tổ chức, diễn ra
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
22.1 | Các cách bổ nghĩa cho danh từ: |
Các cách bổ nghĩa cho danh từ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
22.2 | Cách cấu thành định ngữ: (bổ nghĩa danh từ bằng câu động từ) |
Động từ dạng ngắn + Danh từ
Động từ dạng ngắn (Vる・V ない・V た) + DANH TỪ
* Ví dụ:
- Khi các danh từ được bổ nghĩa thì các trợ từ を, で, に ở câu gốc sẽ không cần nữa - Định ngữ (danh từ được bổ nghĩa bằng câu động từ ) có thể ở nhiều vị trí trong câu, đóng vai trò nhiều thành phần của câu (như 1 danh từ bình thường) * Ví dụ: với định ngữ ミラーさんが 住んでいる家 (ngôi nhà ông Miler đang ở) ta có thể có:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
22.3 | N が |
Danh từ trong câu có sử dụng định ngữ
* Cách dùng: khi câu động từ bổ nghĩa cho 1 danh từ (tạo ra định ngữ) thì chủ ngữ (chủ thể của
hành động) trong câu bổ nghĩa đó được xác định bởi trợ từ が
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
23.1 | ~ とき、~ |
khi ~, lúc ~
* Cách dùng: giống hệt cách tạo 1 định ngữ. Về bản chất, とき cũng là 1 danh từ, vì vậy, cách
cấu thành mẫu câu này áp dụng toàn bộ quy tắc bổ nghĩa danh từ hay tạo 1 định ngữ (đối với động từ)
V thể thường + とき, V2 * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
23.2 | V る / V た とき、~ |
phân biệt giữa V る + とき、và V た + とき
* Cách dùng: đều có nghĩa là “khi” nhưng nếu thì của động từ trước とき khác nhau thì nghĩa của câu
cũng khác nhau. Cụ thể:
- V る: biểu thị một hành động chưa hoàn thành - V た: biểu thị một việc, hành động hay tình trạng đã hoàn tất * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
23.3 | V る / V ない と、~ |
Nếu… thì…; cứ … thì sẽ…
* Cách dùng: câu giả sử kiểu này dùng khi diễn tả 1 tình huống mà ở đó, do kết quả của 1 hành
động nào đó mà 1 hành động, 1 sự việc khác chắn chắn sẽ xảy ra. Trợ từ と (mang
nghĩa là “nếu”) được đặt ở giữa để nối 2 câu và đóng vai trò xác định mệnh đề giả sử
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
23.4 | N が Adj/V |
Tính từ, động từ bổ nghĩa cho danh từ
* Cách dùng: khi biểu thị một tình trạng hay một quang cảnh như nó vốn có, thì trợ từ được sử dụng
sau chủ ngữ sẽ là が
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
23.5 | N (địa điểm) を V (động từ di chuyển) + あるきます: đi bộ / わたります: băng qua / さんぽします: đi dạo |
Đi qua, băng qua, dạo qua... ~
* Cách dùng: được sử dụng để chỉ địa điểm, vị trí nơi mà 1 người hay 1 vật nào đó đi qua
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
24.1 | N をくれます |
Hành động ai đó cho, tặng mình hoặc người thân trong gia đình mình cái gì
* Cách dùng: về ý nghĩa, くれます giống với あげます học trong bài 7 nhưng điểm khác biệt là ở
chỗ あげます chỉ dùng khi thể hiện việc người nói tặng cho ai, người nào đó tặng cho người khác
chứ không dùng để thể hiện việc ai đó tặng, cho người nói hoặc người thân trong gia đình người nói
* Ví dụ:
BIỂU HIỆN CỦA HÀNH ĐỘNG CHO VÀ NHẬN
Cả あげます、もらいます、くれます đều dùng để thể hiện hành động cho, tặng, biếu, nhận 1 vật
nào đó. Chúng cũng được sử dụng để thể hiện sự cho và nhận các hành động: ai làm gì đó cho ai đồng
thời bao hàm trong đó tình cảm, thái độ của người thực hiện hành động. Trong trường hợp này, hành
động được thể hiện bởi động từ dạng -te
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
24.2 | V てあげます |
Cách nói làm gì đó cho ai
* Cách dùng: ai đó làm cho người khác một việc với ý nghĩa thiện chí, lòng tốt, thân thiện
* Ví dụ:
- Khi người nói là người thực hiện hành động và người nghe là người nhận hành động, thì cách thể hiện này có thể gây cảm giác người nói đang ra vẻ bề trên. Vì vậy, cần chú ý tránh sử dụng cách nói này đối người lớn hay cấp trên, người không mấy thân thiết, chỉ nên sử dụng với người thân thiết - Khi muốn nói ý tương tự đối với người không thân thiết thì sử dụng mẫu câu V ましょうか. * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
24.3 | V てもらいます |
Cách nói nhận được việc gì đó do ai làm cho
* Cách dùng:
- Biểu thị lòng biết ơn của người được nhận hành vi giúp đỡ - Chủ ngữ là người nhận * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
24.4 | V てくれます |
Cách nói ai đó làm gì cho mình
* Cách dùng:
- Giống với ~てもらいます、~てくれます cũng nói lên sự cảm tạ của người nhận hành vi giúp đỡ - Khác với ~てもらいます chủ ngữ là người nhận, còn trong câu ~てくれます chủ ngữ là người thực hiện hành động - Người nhận thường là người nói nên 私に (chỉ người nhận) thường được lược bỏ * Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
25.1 | Thể quá khứ thông thường + ら、~ |
Câu điều kiện loại 2: dùng cho hầu hết các trường hợp
* Cách dùng:
- Thêm chữ ら ở thể quá khứ thông thường của động từ, tính từ… thì sẽ biến mệnh đề đứng trước nó thành mệnh đề biểu hiện điều kiện - Có thể dùng khi người nói muốn bày tỏ lập trường, ý kiến, yêu cầu, lời mời… của mình trong điều kiện đó
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
25.2 | V たら、~ |
Ý nghĩa thứ 2 của mẫu câu ~たら: khi, sau khi
* Cách dùng: ngoài cách dùng thể hiện điều kiện, mẫu câu ~たら còn được dùng để thể hiện 1
hành động sẽ được thực hiện, hoặc 1 tình huống sẽ xẩy ra khi 1 sự việc nào đó mà được cho là chắc
chắn sẽ xảy ra trong tương lai được hoàn thành hoặc đạt được. Thì của mệnh đề chính luôn ở thời hiện tại
* Ví dụ:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
25.3 | Thể て + も, ~ |
Mệnh đề tương phản: Dù…, mặc dù…, cho dù…
* Cách dùng:
- Thêm も sau て là có được một từ chỉ điều kiện nghịch - Ngược với mẫu câu ~たら, mẫu câu ~ても dùng trong tình huống hy vọng một việc gì đó đương nhiên sẽ xảy ra trong điều kiện cho trước nhưng lại không xảy ra, hoặc kết quả xảy ra trái ngược với những gì đã kỳ vọng
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
25.4 | もし & いくら |
Nhấn mạnh cho mẫu câu ~たら và mẫu câu ~ても
* Cách dùng:
- もし được sử dụng trong mẫu câu ~たら、bao hàm ý nhấn mạnh về giả thuyết của người nói - いくら được sử dụng trong mẫu câu ~ても(~でも), nhấn mạnh về mức độ điều kiện * Ví dụ:
|
Chỉ thị đại danh từ | Chỉ thị tính từ | Đại danh từ chỉ nơi chốn | Đại danh từ chỉ phương hướng |
---|---|---|---|
これ Cái này | この này: N này | ここ Chỗ này | こちら Hướng này, phía này, chỗ này |
それ Cái đó | その đó: N đó | そこ Chỗ đó | そちら Hướng đó, phía đó, chỗ đó |
あれ Cái kia | あの N kia | あそこ Chỗ kia | あちら Hướng kia, phía kia, chỗ kia |
どれ Cái nào | どの + N | どこ Chỗ nào | どちら Hướng nào |
Số đếm | ~ 歳(さい)( Tuổi) | ~ 円(えん)( Yên ) | ~ 階(かい)( Tầng ) |
---|---|---|---|
1 | いっさい | にえん | いっかい |
2 | にさい | にえん | にかい |
3 | さんさい | さんえん | さんがい |
4 | よんさい | よえん | よんかい |
5 | ごさい | ごえん | ごかい |
6 | ろくさい | ろくえん | ろっかい |
7 | ななさい | ななえん | ななかい |
8 | はっさい | はちえん | はっかい |
9 | きゅうさい | きゅうえん | きゅうかい |
10 | じゅっさい | じゅうえん | じゅっかい(じっかい) |
11 | じゅういっさい | じゅういちえん | じゅういっかい |
14 | じゅうよんさい | じゅうよえん | じゅうよんかい |
16 | じゅうろくさい | じゅうろくえん | じゅうろっかい |
20 | はたち | にじゅうえん | にじゅっかい |
100 | ひゃくさい | ひゃくえん | ひゃっかい |
1000 | せんさい | せんえん | せんかい |
10000 | いちまんさい | いちまんえん | いちまんかい |
? | なんさい | いくら | なんがい |
0h | 1h | 2h | 3h | 4h | 5h |
---|---|---|---|---|---|
れいじ | いちじ | にじ | さんじ | よじ | ごじ |
6h | 7h | 8h | 9h | 10h | 11h |
ろくじ | しちじ | はちじ | くじ | じゅうじ | じゅういちじ |
12h | ? | 3h30 | 6 a.m | 7 p.m | |
じゅうにじ | なんじ | さんじはん | ごぜんろくじ | ごごしちじ |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
---|---|---|---|---|
いっぷん | にふん | さんぷん | よんぷん | ごふん |
6 | 7 | 8 | 9 | ? |
ろくぷん | ななふん | はっぷん | きゅうふん | なんぷん |
10 | 20 | 30 | 40 | 50 |
じゅっぷん じっぷん | にじゅっぷん にじっぷん | さんじゅっぷん さんじっぷん | よんじゅっぷん よんじっぷん | ごじゅっぷん ごじっぷん |
V (i)ます | Cách chia | V て | Nghĩa |
---|---|---|---|
かきます | V きます-> V いて | かいて | Viết |
ききます | きいて | Nghe | |
いそぎます | V ぎます-> V いで | いそいで | Vội |
のみます | V みます-> V んで V びます-> V んで V にます-> V んで |
のんで | Uống |
よみます | よんで | Đọc | |
よびます | よんで | Gọi | |
しにます | しんで | Chết | |
かいます |
V います-> V って V ります-> V って V ちます-> V って *いきます |
かって | Mua |
いいます | いって | Nói | |
とります | とって | Lấy, cầm lấy | |
あります | あって | Có | |
まちます | まって | Đợi | |
いきます | いって | Đi | |
かします | V します-> V して | かして | Cho mượn |
はなします | はなして | Nói chuyện |
V (i)ます | Cách chia | V て | Nghĩa |
---|---|---|---|
食べます | V (e)ます-> V (e)て | おしえて | Dạy |
あげます | あげて | Cho, tặng | |
ねます | ねて | Ngủ | |
みます | V (i)ます-> V (i)て | みて | Xem |
います | いて | Có (ở) | |
おきます | おきて | Thức dậy | |
かります | かりて | Mượn |
V (i)ます | Cách chia | V て | Nghĩa |
---|---|---|---|
べんきょうします |
します -> して N します ->N して |
べんきょうして | Học |
じっしゅうします | じっしゅうして | Thực tập | |
かいものします | かいものして | Mua sắm | |
けんぶつします | けんぶつして | Tham quan | |
きます | きます -> きて | きて | Đến |
Khám phá những sản phẩm và dịch vụ tại Thiên Đăng là một trải nghiệm tuyệt vời cho bất kỳ ai quan tâm đến sự tinh tế và chất lượng. Sau một ngày tìm hiểu và mua sắm, tại sao không thêm chút phấn khích bằng cách truy cập vavada зеркало? Cho dù bạn muốn thư giãn sau một ngày dài hay tìm kiếm sự giải trí thú vị, vavada зеркало mang đến một trải nghiệm chơi game độc đáo và hấp dẫn để bạn tận hưởng thời gian rảnh rỗi của mình.