Top phim hot: Phineas and Ferb; Bác Sĩ; Hậu Duệ Mặt Trời; Bạn Trai Tôi 500 Tuổi; Khi Người Đàn Ông Yêu; CEO Tài Ba

Giáo trình 50 bài Shin no nihongo Đại học FPT

Ngữ pháp từ bài 1 đến bài 25

Đang tải, xin đợi một chút...
  • 1
  • 2
  • Bài Cấu trúc Ý nghĩa
    1.1 N1 は N2 です
    N1 là N2
    * Cách dùng:
    - Danh từ đứng trước là chủ đề hoặc chủ ngữ trong câu.
    - です được sử dụng cuối câu khẳng định, biểu lộ sự lịch sự đối với người nghe.
    - Đứng trước です là một danh từ hoặc tính từ.
    * Chú ý: は khi là trợ từ được đọc là wa, không phải ha
    * Ví dụ:
    • 1) わたし たなかです。
      Tôi Tanaka.
    • 2) わたし 学生 です。
      Tôi sinh viên.
    1.2 N1 は N2 ではありません
    N1 không phải là N2
    * Cách dùng:
    - ではありません là dạng phủ định của です.
    - Trong hội thoại người ta có thể dùng じゃありません thay cho ではありません
    * Ví dụ:
    • ラオさんは エンジニアでは(じゃ)ありません。
      Anh Rao không phải là kỹ sư.
    * Chú ý: では đọc là dewa
    1.3 S + か
    1) Câu hỏi nghi vấn (câu hỏi Có Không)
    * Cách dùng:
    - Để tạo một câu hỏi chỉ cần thêm か vào cuối câu.
    - Câu trả lời cho loại câu hỏi này luôn phải có はい (vâng, đúng) hoặc いいえ (không, không phải ). Nếu giản lược đi bị xem là thất lễ.
    * Ví dụ:
    • 1) マイさんは ベトナム人です
      Bạn Mai là người Việt Nam phải không?

      はい、ベトナム人です
      Đúng, (bạn ấy) là người Việt Nam
    • 2) ミラさんは 学生ですか
      Bạn Mira là học sinh phải không?

      いいえ、学生ではありません
      Không, (bạn ấy) không phải là học sinh

    2) Câu hỏi có từ để hỏi
    * Cách dùng:
    - Vị trí đặt từ để hỏi chính là chỗ có từ mà bạn muốn hỏi
    - Cuối câu hỏi đặt thêm trợ từ
    * Ví dụ:
    • あの人は だれですか
      Người kia là ai?

      (あの人は) 山田さんです
      … (Người kia) Là anh Yamada
    * Chú ý: Khi nói thì lên giọng ở trợ từ
    1.4 N も
    N cũng
    * Cách dùng: Trợ từ も được sử dụng thay cho は khi những thông tin về chủ đề của câu giống với những thông tin của chủ đề trước đó
    * Ví dụ:
    • わたし ベトナム人ですか
      Tôi là người Việt Nam
      タンさん ベトナム人です
      Anh Tân cũng là người Việt Nam
    1.5 N1 の N2
    N2 của N1, N2 thuộc về N1
    * Cách dùng:
    - Trợ từ の dùng để nối 2 danh từ
    - N1 làm rõ nghĩa cho N2
    - Trong bài này, N1 là một tổ chức, một nhóm mà N2 thuộc vào đó
    * Ví dụ:
    • わたしは FPT大学学生です
      Tôi là sinh viên của trường Đại học FPT
    1.6 ~さん
    Tên người + ~さん
    * Cách dùng:
    - Trong tiếng Nhật sử dụng chữ さん đứng ngay sau tên của người nghe hoặc người thứ 3 để bày tỏ sự kính trọng đối với người đó.
    - Chữ さん không bao giờ sử dụng sau tên của chính mình
    * Ví dụ:
    • わたしは たなかです
      Tôi là Tanaka
    • あのかたは きむらさんです
      Vị kia là Kimura
    * Chú ý: Khi trao đổi trực tiếp thì người Nhật ít sử dụng あなた khi đã biết tên của người nghe, mà sẽ dùng tên để gọi. Ngoài ra, ở Nhật khi gọi một người nào đó thì gọi nguyên cả tên và họ hoặc chỉ cần gọi họ là đủ. Chỉ gọi tên trong những trường hợp bạn bè quen thân hay người thân trong gia đình
    1.7 ~さい
    ~Tuổi
    * Cách dùng: - Khi nói về tuổi thì thêm chữ さい (cách đếm tuổi) sau số thứ tự - Khi hỏi tuổi sử dụng nghi vấn từ なんさい. Trường hợp lễ phép hơn dùng từ おいくつ
    * Ví dụ:
    • すずきさんは なんさい(おいくつ)ですか
      Cô Suzuki bao nhiêu tuổi?
    • ...(わたしは)29 さいです
      …(Tôi) 29 tuổi
    • ... 29 です
      29
    2.1 これ/それ/あれ は N です
    Cái này/cái đó/cái kia là N
    * Cách dùng:
    - Đây là các danh từ chỉ thị.
    - Được sử dụng như một danh từ.
    - Không có danh từ đi liền sau chúng.
    + これ dùng để chỉ vật ở gần người nói, xa người nghe (Trong phạm vi người nói)
    + それ dùng để chỉ vật ở gần người nghe, xa người nói (Trong phạm vi người nghe)
    + あれ dùng để chỉ vật ở xa cả hai người
    * Ví dụ:
    • 1) これは 本ですか
      Đây là quyển sách à?
    • …いいえ、それはノートです
      … Không, đó là quyển vở
    • 2) あれは じどうしゃです
      Kia là cái ô tô
    2.2 この N/その N/あの N
    Cái N này/đó/kia
    * Cách dùng:
    - この、その、あの là các từ chỉ thị bổ nghĩa cho danh từ. Về tương quan khoảng cách thì giống với これ、それ、あれ nhưng khác về cách sử dụng vì luôn phải có danh từ đi liền đằng sau.
    + “この N” dùng để chỉ vật hoặc người ở gần người nói, xa người nghe.
    + “その N” dùng để chỉ vật hay người ở gần người nghe, xa người nói.
    + “あの N” dùng để chỉ vật hay người ở xa cả hai người
    * Ví dụ:
    • VD: あの人ひとは 山田さんです
      Người kia là anh Yamada
    Câu hỏi với từ để hỏi なん?
    • N は なんですか
      N là cái gì?
    * Chú ý: なん là từ để hỏi dùng cho vật, だれ là từ để hỏi dùng cho người
    * Ví dụ:
    • これは なんですか
      Đây là cái gì?
    • …それは いすです
      … Đó là cái ghế
    • このひとは だれですか
      Người này là ai?
    • …そのひとは 田中さんです
      … Người đó là anh Tanaka
    * Chú ý: Khi một vật ở gần cả hai người thì cả hai người đều có thể dùng これ hay この
    2.3 そうです/そうではありません
    Đúng vậy/Không phải thế
    * Cách dùng:
    - そう được sử dụng để trả lời câu hỏi nghi vấn mà tận cùng là danh từ
    - Trong câu khẳng định dùng: はい、そうです
    - Trong câu phủ định dùng: いいえ、そうでは(じゃ)ありません
    * Chú ý: Trong trường hợp câu nghi vấn mà tận cùng là động từ hay tính từ thì không sử dụng そうです hay そうではありません để trả lời
    * Ví dụ:
    • 1) これは えんぴつですか
      Đây là cái bút chì phải không?
    • …はい、えんぴつです
      …Vâng, đó là cái bút chì
    • Hoặc …はい、そうです
      …Vâng, đúng vậy
    • 2) それは テレホンカードですか
      Đó là cái thẻ điện thoại phải không?
    • …いいえ、テレホンカードではありません
      …Không, không phải cái thẻ điện thoại
    • Hoặc …いいえ、そうではありません
      …Không, không phải thế
    2.4 N1 ですか、N2 ですか
    N1 hay là N2?
    * Cách dùng:
    Ở bài trước, N1 là một tổ chức mà N2 thuộc vào đó. Ở bài này trợ từ の có ý nghĩa chỉ sự sở hữu. N2 thuộc sở hữu của N1
    * Ví dụ:
    • これは わたし ほんです
      Đây là quyển sách của tôi
    • …ボールペンです
      …Là cái bút bi
    * Chú ý:
    - N2 đôi khi được lược bỏ khi đã được nhắc đến trước đó hay đã rõ nghĩa - Khi N2 là một từ chỉ người thì không được bỏ
    * Ví dụ:
    • それは ボールペンですか、シャープペンシルですか
      Đó là cái bút bi hay là bút chì kim?
    • …ボールペンです
      …Là cái bút bi
    2.5 N1 の N2 (tiếp)
    N2 của N1
    * Cách dùng: Ở bài trước, N1 là một tổ chức mà N2 thuộc vào đó. Ở bài này trợ từ の có ý nghĩa chỉ sự sở hữu. N2 thuộc sở hữu của N1
    * Ví dụ:
    • これは わたし ほんです
      Đây là quyển sách của tôi
    * Chú ý:
    - N2 đôi khi được lược bỏ khi đã được nhắc đến trước đó hay đã rõ nghĩa
    - Khi N2 là một từ chỉ người thì không được bỏ
    * Ví dụ:
    • 1) あれは だれかばんですか
      Kia là cái cặp của ai?
    • … わたしです
      … Là của tôi
    • 2) そのつくえは ラオさんですか
      Cái bàn đó là của Rao phải không?
    • … いいえ、ラオさんではありません
      … Không, không phải của Rao
    • 3) ミラーさんは IMC しゃいんですか
      Mira là nhân viên công ty IMC phải không?
    • … はい、IMC しゃいんです
      … Vâng, (anh ấy) là nhân viên công ty IMC

      (Không dùng : IMC のです)
    2.6 そうですか
    Ra vậy
    * Cách dùng: Sử dụng khi người nói nhận được thông tin mới và thể hiện rằng đã hiểu về nó
    * Ví dụ:
    • A: このかさは あなたのですか
      Cái ô này là của bạn à?
    • B: いいえ、タンさんのです
      …Không, của anh Tân
    • A: そうですか
      À, ra vậy
    3.1 ここ・そこ・あそこ は N ( địa điểm ) です
    Chỗ này/đó/kia là N
    * Cách dùng:
    - ここ、そこ、あそこ là các đại danh từ chỉ nơi chốn
    - ここ chỉ chỗ của người nói. (Trong phạm vi của người nói)
    - そこ là chỗ của người nghe. (Trong phạm vi của người nghe)
    - あそこ chỉ nơi xa cả hai người
    * Ví dụ:
    • ここは きょうしつです
      Đây là phòng học
    • そこは おてあらいです
      Đó là nhà vệ sinh
    • あそこは しょくどうです
      Kia là nhà ăn tập thể
    * Chú ý: Khi người nói và người nghe ở cùng một địa điểm thì cả hai người đều sử dụng ここ
    3.2 N (địa điểm) はここ・そこ・あそこです
    N ở chỗ này (chỗ đó, chỗ kia) (chỉ vị trí, tồn tại)
    * Ví dụ:
    • ロビーは ここです
      Hành lang ở đây
    • エレベーターは あそこです
      Cầu thang máy ở chỗ kia
    • うけつけは そこです
      Tiếp tân ở chỗ đó

    Câu hỏi cho địa điểm
    N (địa điểm) は どこ ですか
    N ở đâu
    * Chú ý: Có thể mở rộng trường hợp này cho địa điểm tồn tại của người và vật
    N1( người hoặc vật ) は N2(địa điểm) です。 N1 ở N2
    * Ví dụ:
    • 1) ラオさんは うちです
      Anh Rao ở nhà
    • 2) マイさんは あそこです
      Bạn Mai ở đằng kia
    • 3) せんせいは きょうしつです
      Cô giáo ở trong phòng học
    • 4) マリアさんは どこですか
      Bạn Maria ở đâu?
    • …にわです
      …Ngoài sân
    3.3 こちら・そちら・あちら・どちら
    Chỗ này/Chỗ đó/Chỗ kia
    * Cách dùng:
    - Nghĩa tương đương với ここ・そこ・あそこ・どこ nhưng trang trọng, lịch sự hơn
    - Nghĩa gốc của chúng là các đại danh từ chỉ phương hướng
    * Ví dụ:
    • 1) でんわは どちらですか
      Điện thoại ở đâu nhỉ?
    • … あちらです
      … Ở đằng kia
    • 2)(お)くには どちらですか
      Đất nước của bạn là ở đâu?
    • … ベトナムです
      … Việt Nam
    * Chú ý: Với câu hỏi 「あなたのかいしゃは どちらですか。」thì có thể hiểu theo 2 nghĩa: Công ty bạn ở đâu? và Công ty bạn là công ty nào? (tên công ty). Nhưng phần lớn được hiểu theo nghĩa thứ 2. Và ở đây, quy định là hiểu theo nghĩa thứ 2
    * Ví dụ:
    • あなたのかいしゃは どちらですか
      Công ty của bạn là công ty nào?
    • … FPT です
      … FPT
    3.4 これ・それ・あれ は N1 の N2 です
    1. Khi muốn nói 1 đồ vật nào đó có xuất xứ từ đâu, do nước nào hoặc công ty nào sản xuất ra
    * Ví dụ:
    • 1) あれは 日本 シャープペンシルです
      Kia là bút chì kim của Nhật
    • 2) それは ソニー テレビです
      Đó là tivi của Sony
    Câu hỏi どこの
    これ・それ・あれ は どこ の N2 ですか

    Là câu hỏi cho mẫu câu trên, dùng để hỏi xuất xứ của đồ vật, muốn biết đồ vật đó có nguồn gốc từ đâu, do nước nào, công ty nào sản xuất
    * Ví dụ:
    • これは どこの じどうしゃですか
      Đây là ôtô của nước nào/của công ty nào?
    • …日本 じどうしゃです
      Ôtô của Nhật

    2. Khi muốn nói về thuộc tính của đồ vật: thuộc lĩnh vực gì, về chuyên ngành nào, tiếng nước nào…
    * Ví dụ:
    • 1) これは じどうしゃ ほんです
      Đây là quyển sách về xe ôtô
    • 2) それは にほんご しんぶんです
      Đó là tờ báo tiếng Nhật
    Câu hỏi なんの
    これ・それ・あれ は なん の N ですか

    Là câu hỏi cho mẫu câu trên, dùng để khi muốn hỏi 1 vật nào đó thuộc lĩnh vực gì, về chuyên ngành nào, viết bằng tiếng nước nào…
    * Ví dụ:
    • これは なんの ざっしですか
      Đây là tạp chí gì?
    • … それは コンピューターのです
      Đó là tạp chí (về) máy tính
    * Mở rộng: Có thể dùng để nói 1 công ty nào đó hoạt động trong lĩnh vực nào
    • 1) FPT は コンピューター かいしゃです
      FPT là công ty máy tính
    • 2) ひたちは なんの かいしゃです
      Hitachi là công ty gì?
    • …. テレビ かいしゃです
      … Là công ty sản xuất TV
    3.5 N は いくらですか
    N bao nhiêu tiền
    * Ví dụ:
    • このざっし は いくらですか
      Cái áo này bao nhiêu tiền?
    • …100円です
      …100 Yên
    3.6 こ, そ, あ, ど + Cách đếm tuổi, yên, tầng
    こ, そ, あ, ど + Cách đếm tuổi, yên, tầng
    4.1 今(いま) ~時(じ) ~分(ふん/ぷん)です
    Bây giờ là ~ giờ ~ phút
    * Cách dùng: - じ đặt sau số đếm, dùng chỉ giờ
    - ふん(ぷん)đặt sau số đếm, dùng chỉ phút
    * Ví dụ:
    • 今8じです
      Bây giờ là 8 giờ
    • とうきょうは 今9時30分です
      Tokyo bây giờ là 9 giờ 30 phút
    Câu hỏi: なんじですか Dùng để hỏi giờ giấc
    今 なんじですか
    * Chú ý: ~じはん: Sử dụng khi nói giờ rưỡi
    いま 9時半です Bây giờ là 9 rưỡi
    4.2 N (danh từ chỉ ngày) は ~曜日です
    (Cách nói thứ ngày tháng)
    N là thứ ~
    * Ví dụ:
    • 今日は 火曜日です
      Hôm nay là thứ ba
    • 明日は 水曜日です
      Ngày mai là thứ tư
    • あさっては 木曜日です
      Ngày kia là thứ năm
    N (danh từ chỉ ngày) は 何曜日ですか: N là thứ mấy?
    • あさっては何曜日ですか
      Ngày kia là thứ mấy?
    • 土曜日です
      Thứ bẩy
    4.3 V ます
    Động từ dạng ます
    * Cách dùng:
    - ~ます là một dạng động từ, biểu thị thái độ lịch sự với người nghe, thể hiện một hành động ở thì hiện tại hoặc tương lai * Ví dụ:
    • あした はたらきます
      Ngày mai tôi sẽ làm việc
    • まいばん べんきょうします
      Hàng ngày tôi đều học bài
    4.4 V ます/V ません/
    V ました/V ませんでした
    Cách chia thì của động từ
    Cách chia thể (khẳng định, phủ định) và thời (hiện tại, quá khứ, tương lai) của động từ dạng ~ます
    • Khẳng định quá khứ: Vました
    • Khẳng định Hiện tại: Vます
    • Phủ định quá khứ: Vませんでした
    • Phủ định hiện tại: Vません
    * Ví dụ:
    • まいあさ べんきょうします
      Hàng ngày tôi đều học bài
    • あした べんきょうしません
      Ngày mai tôi sẽ không học bài
    • きのう べんきょうしました
      Hôm qua tôi đã học bài
    • おととい べんきょうしませんでした
      Hôm kia tôi đã không học bài
    4.5 N (chỉ thời gian) に+V ます
    Làm gì vào lúc nào
    * Cách dùng:
    - Để chỉ thời điểm tiến hành một hành động ta thêm trợ từ に sau danh từ chỉ thời gian. Chú ý: nếu thời gian không biểu hiện bằng những con số thì không thêm に
    * Ví dụ:
    • わたしは まいあさ 6 時 おきます
      Hàng sáng tôi dậy lúc 6 giờ
    • きのうの 7 時 ねました
      Hôm qua tôi ngủ lúc 7 giờ
    • あした に はたらきます
      Ngày mai tôi sẽ làm việc
    * Chú ý: Tuy nhiên, sau danh từ là các thứ trong tuần ta có thể có に hay không đều được
    * Ví dụ:
    • 日曜日(に)べんきょうしません
      Chủ nhật tôi thường không học bài
    4.6 ~から~まで
    Từ ~ đến ~
    * Cách dùng:
    - Trợ từ から biểu thị điểm bắt đầu của thời gian hay nơi chốn, trợ từ まで biểu thị điểm kết thúc của thời gian hay nơi chốn
    * Ví dụ:
    • 8時半はんから 5時半まではたらきます
      Tôi làm việc từ 8 rưỡi đến 5 rưỡi
    * Chú ý: からまで không nhất thiết phải sử dụng cùng nhau
    * Ví dụ:
    • 9時から べんきょうします
      Tôi học từ 9 giờ
    • 5時まで べんきょうします
      Tôi học đến 5 giờ
    Không giống như に phải có động từ đi sau, ta có thể sử dụng です ngay sau~から、~ まで hay ~から~まで
    * Ví dụ:
    • 1) こうぎは 8時半から11時半までです
      Bài giảng sẽ từ 8 rưỡi đến 11 rưỡi
    • 日本語ごのべんきょうは 8時から4時までです
      Học tiếng Nhật từ 8 giờ đến 4 giờ
    4.7 N1 と N2
    N1 và, với, cùng với N2
    * Cách dùng: - Trợ từ と dùng để nối 2 danh từ
    * Ví dụ:
    • ぎんこうの休は 土ど曜日日曜日です
      Buổi nghỉ của ngân hàng là thứ 7 và CN
    4.8 (câu văn) ~ね
    ~ Nhỉ
    * Cách dùng: - ね Được đặt ở cuối câu để truyền đạt cho người nghe tình cảm của mình hoặc kỳ vọng người nghe đồng ý với những gì mình nói
    - ね sẽ được phát âm dài và giọng xuống thấp
    * Ví dụ:
    • A: 何時から何時まで はたらきますか
      Bạn làm việc từ mấy giờ đến mấy giờ?
    • B: 7じはんから5じはんまでです
      Từ 7 rưỡi đến 5 rưỡi
    • A: たいへんですね
      Bạn vất vả nhỉ!
    5.1 N は ~月(がつ) ~日(にち)です
    N là ngày ~ tháng ~
    * Ví dụ:
    • きょうは 七月八日(しちがつようか) です
      Hôm nay là ngày mùng 8 tháng 7
    • あしたは 12日です
      Mai là ngày 12
    * Câu hỏi??? (Cách hỏi ngày, tháng, thời điểm)
    • N は いつですか
      N là bao giờ?
    • N は 何月ですか
      N là tháng mấy?
    • N は 何日ですか
      N là mùng mấy / ngày bao nhiêu?
    * Ví dụ:
    • たんじょうびは いつですか
      Sinh nhật bạn là bao giờ?
    • しち月なの日かです
      … Mùng 7 tháng 7
    • こんげつは 何月ですか
      Tháng này là tháng mấy?
    • 10月です
      …Tháng 10
    • あしたは 何日ですか
      Ngày mai là mùng mấy?
    • 14日(じゅうよっか) です
      … Ngày 14
    * Chú ý:
    - Cách nói ngày tháng năm của Nhật ngược so với tiếng Việt. Phải nói NĂM, sau đó đến THÁNG và cuối cùng là NGÀY
    - いつ có thể dùng thay thế cho các từ để hỏi có nghĩa tương tự như なんじ、なんがつ、なんにち
    5.2 N (Danh từ chỉ địa điểm) へ いきます/ きます/ かえります
    Đi/Đến/Về đâu đó (địa điểm N)
    * Cách dùng: - N là danh từ chỉ nơi chốn, địa điểm. “へ” (đọc là e) là trợ từ chỉ phương hướng di chuyển. Đi sau cùng là động từ mang nghĩa di chuyển từ nơi này sang nơi khác
    * Ví dụ:
    • わたしは だいがく いきます
      Tôi đi đến trường
    • マイさんは ここ きます
      Bạn Mai đến đây
    • わたしは うち かえります
      Tôi trở về nhà
    * Câu hỏi??? (Cách hỏi đi đâu, đến đâu, về đâu)
       ~は どこへ ~(Động từ) か Bạn đi đâu thế?
    * Ví dụ:
    • きょうのごご どこへ いきます
      Chiều hôm nay bạn sẽ đi đâu?
    • … スーパーへ いきます
      Tôi sẽ đi đến siêu thị
    • おととい どこへ いきました
      Hôm kia bạn đã đi đâu?
    • … ぎんこうへ いきました
      Tôi đã đi đến ngân hàng
    * Câu phủ định hoàn toàn (Cách thể hiện ý không đi đâu, đến đâu cả)
       どこ(へ)も いきません (Không đi đâu cả / Chỗ nào cũng không đi)
    - Trợ từ も + thể phủ định của động từ: Dùng để phủ định tất cả những gì trong phạm vi mà từ để hỏi どこ đưa ra. Có thể dùng も hoặc để cả へも đều được, nhưng dùng へも thì ý nghĩa phủ định sẽ mạnh hơn
    * Ví dụ:
    • きょうのごご どこへ いきます
      Chiều hôm nay bạn sẽ đi đâu?
    • … どこも いきません
      Tôi sẽ không đi đâu cả
    • きのう どこへ いきました
      Hôm qua bạn đã đi đâu vậy?
    • … どこへも いきませんでした
      Tôi (đã) không đi đâu cả
    5.3 ~で いきます/ きます/ かえります
    Đi/đến/về bằng N (phương tiện)
    * Trong đó:
    - N là DT chỉ phương tiện giao thông, phương tiện đi lại
    - で là trợ từ, mang ý nghĩa xác định cách thức, phương tiện, có thể dịch tiếng Việt là “bằng~”, “bởi~”
    * Ví dụ:
    • わたしは じどうしゃ びょういんへ いきます
      Tôi đi đến bệnh viện bằng ôtô
    • ラオさんは バス わたしのうちへ きます
      Bạn Rao đến nhà tôi bằng xe buýt
    • まいこさんは ひこうき くにへ かえります
      Bạn Maiko về nước bằng máy bay
    * Chú ý: Trường hợp muốn nói là “đi bộ” thì sử dụng あるいて và không dùng .
    • まいにち あるいて がっこうへ いきます
    • Hàng ngày tôi đi bộ đến trường
    * Câu hỏi??? (Cách hỏi đi đâu, đến đâu, về đâu bằng cách nào, bằng phương tiện gì)
    〔~へ〕 なんで ~ (động từ) か (Đi/đến đâu bằng phương tiện gì?)
    * Ví dụ:
    • なんで ここへ きましたか
      Bạn (đã) đến đây bằng gì vậy?
    • … あるいて きました
      Tôi (đã) đi bộ đến
    5.4 N (Danh từ chỉ người) と V ます
    Làm gì cùng với N
    * Trong đó: N là danh từ chỉ người; と là trợ từ có ý nghĩa xác định đối tượng cùng tham gia hành động, có thể dịch tiếng Việt là “cùng, với, cùng với”
    * Ví dụ:
    • ともだち 大学へ きます
      Tôi đến trường cùng với bạn
    • デパートへ 行きます
      Tôi đi đến bách hóa cùng với mẹ
    * Chú ý: Trường hợp muốn nói làm gì đó “một mình” thì dùng từ ひとりで và không có と
    • ひとりで くにへ かえりました
      Tôi đã về nước một mình
    * Câu hỏi??? (Cách hỏi làm gì với ai)
    • だれと ~ (động từ) か
      Làm gì với ai?
    * Ví dụ:
    • だれと ぎんこうへ いきましたか
      Bạn đã đi đến ngân hàng cùng ai?
    • … ジョンさんと いきました
      Tôi đã đi với John
    5.5 Sentence + よ
    ~Nhỉ
    * Cách dùng:
    - - よ được đặt ở cuối câu để nhấn mạnh về 1 sự việc mà người nghe chưa biết hoặc để bộc lộ sự phán xét hay ý kiến bản thân một cách chắc chắn
    - Không nên nói quá mạnh sẽ khiến người nghe có cảm giác bị ép buộc
    * Ví dụ:
    • このバスは Giap Bat へ 行きますか
      Xe buýt này đi đến Giáp Bát phải không?
    • ...いいえ、いきません。21 ばんせんです
      Không. Đường số 21 cơ
    6.1 N を V ます
    Cách sử dụng động từ với trợ từ を
    * Trong đó:
    - N: Danh từ (đối tượng của hành động)
    - V: Tha động từ (ngoại động từ)
    - を : Trợ từ (chỉ đối tượng tác động của hành động)
    * Ví dụ:
    • ごはん たべます
      Tôi ăn cơm
    • よみました
      Tôi đã đọc sách
    Cách đặt câu hỏi: ai đó đã/sẽ làm cái gì?
    • なにを V ますか
      Làm cái gì (ăn gì, uống gì, đọc gì…)?
    * Câu hỏi chung cho tất cả các động từ là:
    • なにを しますか
      Bạn làm cái gì?
    * Ví dụ:
    • けさ 何を買ましたか
      Sáng nay bạn đã mua gì thế?
    • … やさいを買ました
      Tôi đã mua rau
    • としょかんで 何を しますか
      Bạn làm gì ở thư viện
    • … ほんを よみます
      Tôi đọc sách..
    * Chú ý:
    - も được thay cho を khi cùng chung một hành động với 2 đối tượng khác nhau (cùng V nhưng khác N)
    • 私は ビール のみます。おさけ のみます
    • Tôi uống bia. Uống cả rượu nữa
    - と đươc dùng để nối 2 danh từ cùng làm đối tượng của hành động trong câu
    • 私は さかな たまご たべます
    • Tôi ăn cá và trứng
    6.2 なにも V ません
    Không làm gì cả
    * Cách dùng: Khi trợ từ も đi sau từ để hỏi và đi cùng với thể phủ định thì có nghĩa phủ định hoàn toàn mọi đối tượng trong phạm vi từ để hỏi
    * Ví dụ:
    • けさ 何も たべませんでした
      Sáng nay tôi đã không ăn gì cả
    • あした 何も しません
      Ngày mai tôi sẽ không làm gì cả
    6.3 N1 で N2 を V ます
    Làm ~ ở/tại N1
    * Trong đó:
    - N1: Danh từ chỉ địa điểm diễn ra hành động
    - N2: Danh từ chỉ đối tượng tác động của hành động (Tân ngữ trực tiếp)
    - で: Trợ từ chỉ địa điểm diễn ra hành động
    * Ví dụ:
    • レストラン ごはんを たべす
      Tôi ăn cơm nhà hàng
    • としょかん 本を よみました
      Tôi đã đọc sách thư viện
    Cách đặt câu hỏi: ai đó đã/sẽ làm gì ở đâu?:
    • どこで V ますか
    * Ví dụ:
    • どこで このしゃしんを とりましたか
      Bạn đã chụp bức ảnh này ở đâu?
    • … こうえん とりました
      Tôi chụp công viên
    6.4 いっしょに V ませんか
    Cùng làm ~ nhé!
    * Cách dùng: Đây không phải là câu phủ định, mà là câu mang ý mời mọc, rủ rê người khác cùng làm việc gì đó với mình
    * Ví dụ:
    • いっしょに ビールを のみませんか
      Cùng uống bia nhé!
    • … ええ、いいですね
      … Vâng, tốt quá!
    • … すみません。ちょっと…
      … Xin lỗi. Nhưng mà… (cách từ chối khéo)
    * Chú ý: Khi muốn từ chối lời đề nghị thì dùng … すみません。ちょっと… “ちょっと” đi cùng với giọng điệu ngập ngừng hàm ý mình có việc gì đó
    6.5 V ましょう
    Cùng làm ~ nhé!
    * Cách dùng:
    - Cũng là một lời để nghị cùng làm với mình nhưng trên cơ sở đã biết người kia sẽ đồng ý => mang tính chất thoả thuận, hô hào mọi người cùng làm (một điều đã giao hẹn, thoả thuận từ trước)
    => Khác với V ませんか: dùng khi chưa biết người kia có đồng ý hay ko
    * Ví dụ:
    • ロビーで 休みましょう
      Chúng ta hãy nghỉ ở hành lang nhé!
    • はじめましょう
      Nào, chúng ta bắt đầu nào!
    6.6 なん/なに
    Cái gì
    * Cách dùng:Cả なん và なに đều có nghĩa là “cái gì”, đều viết chung 1 chữ Hán là 何. Nhưng cần lưu ý các trường hợp phân biệt cách dùng, cách đọc như sau:
    I. Đọc là なん:
    1)Khi 何 đứng trước một từ bắt đầu bằng “d, n hay t”
    • 何ですか
      Cái gì vậy?
    • 何の会社ですか
      Công ty gì vậy?
    2) Khi đứng sau 何 là các từ chỉ cách đếm
    • 何さい
      Bao nhiêu tuổi?
    • 何ようび
      Thứ mấy?
    • 何にち
      Ngày bao nhiêu?
    II. Các trường hợp khác thì 何 đọc là なに
    • 何を たべますか
      Bạn ăn gì?
    • 何も のみませんでした
      Tôi đã không uống gì
    7.1 N で V ます
    Làm gì đó bằng phương cách, công cụ gì
    * Trong đó:
    - N: Danh từ chỉ phương tiện, công cụ
    - で: trợ tự chỉ phương tiện, phương thức, phương pháp thực hiện hành động
    * Ý nghĩa: Làm ~ bằng N
    * Ví dụ:
    • はし ごはんを たべます
      Tôi ăn cơm bằng đũa
    • コンピューター レポートを かきます
      Tôi viết báo cáo bằng máy tính
    Câu hỏi??? (Cách hỏi làm gì bằng phương tiện, công cụ, hình thức gì )
    • なんで V ますか
      Làm ~ bằng gì?
    * Ví dụ:
    • なんで りんごを きりますか
      Bạn cắt táo bằng gì thế?
    • … ナイフ きります
      Tôi cắt bằng dao
    * Chú ý: Ngoài ra, trợ từ で cũng chỉ cả phương tiện ngôn ngữ
    * Ví dụ:
    • 日本語で でんわを かけます
      Tôi nói chuyện điện thoại bằng tiếng Nhật
    7.2 ~(Từ/Câu) は ~語で 何ですか
    “Từ/Câu” trong tiếng~ là gì?
    * Cách dùng: dùng để hỏi cách nói một từ hoặc câu bằng một thứ tiếng nào đó. Khi viết, từ/câu được hỏi thường để trong dấu 「 」(dấu ngoặc kép trong tiếng Nhật)
    * Ví dụ:
    • (1)「ありがとう」は 英語で 何なんですか
      “ありがとう” trong tiếng Anh là gì thế?
    • …「Thank you」です
      … là “Thank you”
    • (2) 「Tết」は 日本語にほんごで 何ですか
      “Tết” tiếng Nhật là gì?
    • 「お 正月」です
      … là 「お 正月」
    7.3 N1 (người, công ty, quốc gia) に N2 を +
    あげます (Cho, tặng, biếu)/
    かします (Cho vay, cho mượn)/
    かきます (Viết)/
    おしえます… (Dậy, chỉ bảo)
    Làm ~ cho N1
    * Cách dùng: に trợ từ chỉ hướng đến của hành động : “cho ai”
    * Ví dụ:
    • 1) ともだち てがみを かきます
      Tôi sẽ viết thư cho bạn
    • 2) 母に プレゼントをあげます
      Tôi sẽ tặng quà cho mẹ
    * Cách đặt câu hỏi làm gì cho ai, hướng tới đối tượng nào:
    • だれに V ますか
      Làm ~ cho ai?
    * Ví dụ
    • だれに 日本語を おしえますか
      Bạn dậy tiếng Nhật cho ai?
    • ... タンさんに おしえます
      ... Dậy cho bạn Tân
    * Chú ý: Với động từ あげます, N1 không được dùng là わたし
    7.4 N1(người) に N2 を +
    もらいます (Nhận được)
    かります (Vay, mượn)
    ならいます (Học)
    (Nhận được) ~ từ N1
    * Cách dùng:
    - N1: chỉ xuất xứ của thứ hoặc vật mà chủ hành động nhận được/vay mượn được/học được
    - N2: chỉ thứ hoặc vật mà chủ hành động nhận được/vay mượn được/ học được
    * Ví dụ:
    • 1) 木村さんは山田さんに花をもらいました
      Chị Kimura đã nhận được hoa từ Yamada
    • 鈴木先生に日本語を習いました
      Tôi đã học tiếng Nhật từ cô Suzuki
    * Chú ý: Khi N1 không phải là người mà là một cơ quan/tổ chức nào đó, sẽ dùng trợ từ から thay cho に
    • 銀行から お金を借ります
      Tôi sẽ vay tiền từ ngân hàng
    • 大学からプレゼントをもらいました
      Tôi đã nhận được quà từ trường đại học
    * Cách đặt câu hỏi:
    だれ に(から)V ますか
    ~ từ ai?
    * Ví dụ:
    • だれに この時計を もらいましたか
      Bạn đã nhận chiếc đồng hồ này từ ai vậy?
    • もらいました
      ... Tôi nhận từ mẹ tôi
    7.5 もう & まだ
    đã …rồi & vẫn chưa
    * Ý nghĩa:
    - もう+V ました
    :đã …rồi
    - まだ:vẫn/chưa, chỉ một hành động hay trạng thái chưa xảy ra, chưa hoàn thành ở thời điểm nói
    * Cách dùng: Với câu hỏi もう V ましたか? câu trả lời như sau:
    - Câu trả lời khẳng định : はい、もう V ました
    - Câu trả lời phủ định: いいえ、まだです
    (Không trả lời いいえ、まだ V ませんでした)
    * Ví dụ:
    • もう ごはんを たべましたか
      Bạn đã ăn cơm rồi à?
    • ... はい、もう たべました
      ... Vâng, tôi ăn rồi
    • ... いいえ、まだ
      ... Không, tôi vẫn chưa ăn
    8.1 な- Adj & い- Adj
    Giới thiệu về tính từ trong tiếng Nhật
    * Tính từ đuôi い: Có đuôi tận cùng là い
    - Ví dụ: 小さい(nhỏ)、大きい(to)、熱い(nóng)、寒い(lạnh)、高い(cao, đắt)
    * Tính từ đuôi な: Có đuôi tận cùng là な
    - Ví dụ: ハンサム(な) (đẹp trai)、しんせつ(な)(tốt bụng)、 しずか(な)(yên tĩnh)、べんり(な)(thuận tiện)
    * Chú ý:
    - Không giống tính từ đuôi い, do một số chức năng về ngữ pháp mà đuôi な có lúc xuất hiện có lúc không xuất hiện trong từ và câu. Vì thế, về mặt thể hiện, người ta hay để đuôi な trong ngoặc đơn.
    - Một số từ dễ nhầm với tình từ đuôi い: きれい(な)(đẹp, sạch)、有名な (nổi tiếng)、きらい(な)(ghét, không thích)
    8.2 Các mẫu câu với tính từ
    1. Câu khẳng định
    N は な-Adj [な]です
    N は い-Adj です
    * Cách dùng: Tương tự mẫu câu với danh từ, trong đó です dược đặt sau tính từ trong câu khẳng định để biểu thị sự lịch sự đối với người nghe
    * Chú ý: Tính từ đứng trước です, nếu là tính từ đuôi い thì giữ nguyên い còn nếu là tính từ đuôi な thì sẽ không có な
    * Ví dụ:
    • 1) 田中先生は しんせつです
      Thầy Takaka tốt bụng
    • 2) 富士山は 高いです
      Núi Phú Sĩ cao
    • 3) ハノイは あたたかいです
      Hà Nội ấm áp
    • 4) あの人は ゆうめいです
      Người kia nổi tiếng

    2. Câu phủ định
    + Đối với tính từ đuôi な: Biến đổi như với trường hợp danh từ. Tức là đổi です thành ではありません hoặc じゃありません
    * Ví dụ:
    • ハノイは 静ではありません(じゃありません)
      Hà Nội không yên tĩnh
    + Đối với tính từ đuôi い: đổi cụm いです thành くないです
    * Ví dụ:
    • この映画は おもしろくないです
      Bộ phim này không hay
    * Chú ý: Trường hợp đặc biệt tính từ いい sẽ đổi いいです thành よくないです

    Bảng tính từ ở thời hiện tại và tương lai
    Adj い-Adj な-Adj
    Khẳng định: い-Adj いです; な-Adj [な]です
    Phủ định: A くないです な-Adj [な] ではありません
    * Cách đặt câu hỏi với tính từ: cái gì đó thế nào?
    N は どうですか。 N thế nào?
    - どう là từ để hỏi cho tính chất, cảm tưởng về vật, sự vật, người
    Ví dụ
    • 日本の生活は どうですか
      Cuộc sống ở Nhật thế nào?
    • ... 楽しいです
      Rất vui
    8.3 な- Adj (bỏ na) + N;   い- Adj + N
    Dùng tính từ để bổ sung ý nghĩa cho danh từ
    * Cách dùng:
    - Tính từ được đặt trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ đó
    - Khi đứng trước danh từ:
    + Tính từ đuôi な giữ nguyên な
    + Tính từ đuôi い thì giữ nguyên い * Ví dụ:
    • 1) ジョンさんは ハンサムな人です
      Anh John là người đẹp trai
    • 2) 今日は 暑い日です
      Hôm nay là một ngày nóng
    • 3) Anさんは ゆうめいな ひとです
      Bạn An là người nổi tiếng
    • 4) 富士山は たかい山です。
      Núi Phú Sĩ là ngọn núi cao
    8.4 あまり + ...phủ định của tính từ
    Không ~ lắm / Không ~ mấy
    * Cách dùng:: あまり đứng trước tính từ dạng phủ định thể hiện sự phủ định một phần
    * Ví dụ:
    • 1) この食べ物は あまり おいしくないです
      Đồ ăn này không ngon lắm
    • 2) この辞書は あまり 便利ではありません
      Quyển từ điển này không tiện lợi lắm
    • 3) 日本語は 難しいですか
      Tiếng Nhật khó phải không?
    • ...いいえ、あまり 難しくないです
      ... Không, không khó lắm
    * Cách đặt câu hỏi: một cái gì đó có tính chất như thế nào?
    N1 は どんな N2 ですか N1 là N2 như thế nào?
    • Hueは どんな町ですか
      Huế là thành phố như thế nào?
    • ... 静かな 町です
      Là thành phố yên tĩnh
    8.5 どう/どんな
    Như thế nào
    * Cách dùng:: どう・どんな đều là nghi vấn từ để hỏi về cảm tưởng, tính chất, tình trạng của người hay vật
    • Nは どうですか
      N như thế nào?
    • N1 は どんな N2 ですか
      N1 là N2 như thế nào?
    Tuy nhiên, cần chú ý, どう thì hỏi trực tiếp vào tính chất của danh từ (không có danh từ đằng sau) còn どんな thì hỏi 1 danh từ nào có tính chất gì (phải có danh từ đi sau)
    * Ví dụ:
    • 1)日本の料理は どうですか
      Món ăn Nhật thế nào?
    • ...おいしいです、高いです
      ...Ngon nhưng đắt
    • 2)鈴木さんは どんな 人ですか
      Suzuki là người thế nào?
    • ...親切な人です
      ... Chị ấy là người tốt
    8.6 Sentence1 が、Sentence2
    S1 nhưng mà S2
    * Ý nghĩa: S1 nhưng mà S2
    * Cách dùng: Trợ từ có nghĩa là “nhưng”, dùng để nối 2 mệnh đề có ý nghĩa tương phản nhau
    * Ví dụ:
    • 日本の食べ物は どうですか
      Đồ ăn Nhật như thế nào?
    • ... おいしいです、高いです
      ... Ngon nhưng đắt
    8.7 Sentence1。そして Sentence2
    S1. Và S2
    * Cách dùng:
    - そして là liên từ có nghĩa là “và” - そして dùng để nối 2 câu có nội dung tương đồng
    * Ví dụ:
    • ベトナムの食べ物は おいしいです。そして、安いです
      Đồ ăn Việt Nam ngon. Và rẻ nữa
    * Chú ý: cách dùng そして khác với と (と dùng để nối 2 danh từ)
    8.8 N はどれですか
    N là cái nào?
    * Cách dùng:
    - どれ: là từ để hỏi có nghía là “cái nào”
    - Sử dụng để yêu cầu người nghe chọn một trong số những cái đưa ra (từ 2 thứ trở lên)
    * Ví dụ:
    • 山田さんのとけいは どれですか
      Đồng hồ của Yamda là cái nào?
    • ... あおい とけいです
      ... Đồng hồ mầu xanh
    • ... あおい のです
      ... Cái mầu xanh
    9.1 N が あります/
    わかります
    N が好きです/ 嫌いです/ 上手です/ 下手です
    Tính từ, động từ đi với trợ từ が
    * Cách dùng:
    - Trong những bài trước đã học trợ từ đi với động từ là を hoặc へ.Nhưng trong bài này trợ từ của các động từ あります/わかります là が
    - Một số tính từ như すき、きらい、じょうず、へた... cũng sử dụng trợ từ が
    * Ví dụ:
    • 1) わたしは イタリア料理 好きです
      Tôi thích món ăn Ý
    • 2) 私の恋人は 英語 わかります
      Người yêu tôi hiểu được tiếng Anh
    • 3) 田中さんは バイク あります
      Anh Tanaka có xe máy
    * Chú ý: Động từ あります chỉ sự sở hữu chỉ dùng với đồ vật, không dùng cho người và động vật
    9.2 どんな N
    Cái nào
    * Cách dùng: Ngoài cách sử dụng đã học ở bài 8, どんな còn được sử dụng để yêu cầu người nghe lựa chọn 1 thứ trong nhóm mà danh từ sau どんな đưa ra
    * Ví dụ:
    • 1) どんな 食べ物が 好きですか
      Bạn thích đồ ăn nào?
    • ... 魚が 好きです
      ... Tôi thích cá
    • 2) どんなスポーツが 上手ですか
      Bạn giỏi môn thể thao nào?
    • ... テニスが 上手です
      ... Tôi giỏi Tennis
    9.3 よく/だいたい/たくさん/少し/あまり/全然
    Phó từ chỉ mức độ
    * Cách dùng:
    - Đây là các phó từ đặt trước động từ/ tính từ để chỉ mức độ của chúng
    - Các phó từ あまり、ぜんぜん thường sử dụng với thể phủ định
    * Ví dụ:
    • 1) 日本語が よくわかります
      Tôi rất giỏi tiếng Nhật
    • 2) 英語が だいたい わかります
      Tôi biết tiếng Anh cũng đại khái thôi
    • 3) フランス語が あまり わかりません
      Tôi không biết tiếng Pháp nhiều lắm
    • 4) お金が たくさん あります
      Tôi có nhiều tiền
    • 5) きょうは すこし 寒いです
      Hôm nay hơi lạnh
    9.4 S1 から、S2
    Vì S1 nên S2
    * Cách dùng:
    - から để nối 2 câu có mối quan hệ nhân quả
    - から được đặt sau câu chỉ nguyên nhân
    * Ví dụ:
    • 1) 時間が ありませんから、テレビを 見ません
      Vì không có thời gian nên tôi không xem ti vi
    • 2) スポーツが 好きですから、毎日します
      Vì thích thể thao, nên ngày nào tôi cũng chơi
    9.5 どうして+Sentence か
    Tại sao ~
    * Cách dùng:
    - どうして là từ để hỏi lý do
    - Câu trả lời sẽ thêm から vào cuối câu
    * Ví dụ:
    • どうして しゅくだいをしませんか
      Vì sao bạn không làm bài tập?
    • ...時間が ありませんから
      Vì tôi không có thời gian
    * Chú ý: Câu hỏi どうしてですか。Là câu hỏi lý do chung nghĩa là “Tại sao lại thế?”
    * Ví dụ:
    • あしたは 会社を 休みます
      Ngày mai tôi sẽ nghỉ làm
    • ...どうしてですか
      ... Tại sao thế?
    • ようじが ありますから
      Vì tôi có việc
    10.1 N が あります/います
    Có N (Cách thể hiện sự sở hữu người và đồ vật)
    * Cách dùng:
    - Hai động từ あります/います để chỉ sự sở hữu
    - あります sử dụng khi N là đồ vật
    - います sử dụng khi N là người và động vật
    * Ví dụ:
    • 1) コンピューターが あります
      Tôi có máy vi tính
    • 2) 兄が います
      Tôi có anh trai
    10.2 N1(địa điểm)に N2 が あります/いま
    Có N2 ở N1 / Ở N1 có N2 (nhấn mạnh vào vị trí)
    * Cách dùng:
    - Đây là câu miêu tả một sự thật (như quang cảnh, vị trí...)
    - N1 là địa điểm tồn tại của N2 và được xác định bằng trợ từ に
    - Nếu N2 là đồ vật: dùng あります; nếu N2 là người, động vật: dùng います
    * Ví dụ:
    • 1) 私の部屋に 電話があります
      Trong phòng tôi có cái điện thoại
    • 2) 庭に さくらの木があります
      Ở ngoài sân có cây hoa Anh đào
    • 3) 教室に 田中さんがいます
      Trong phòng học có bạn Tanaka
    * Cách đặt câu hỏi cho sự tồn tại của người, đồ vậ:
    N に なにが ありますか
    Ở N (nơi chốn) có cái gì?
    N に なにが いますか
    Ở N (nơi chốn) có con gì?
    N に だれが いますか
    Ở N (nơi chốn) có ai?
    Ví dụ:
    • 1) かばんに 何が ありますか
      Trong cặp có gì thế?
    • … 本や ペンが あります
      ... Có sách và bút...
    • 2)にわに 何が いますか
      Ngoài sân có con gì thế?
    • … 犬が います
      ... Có con chó
    • 3) 教室に だれが いますか
      Trong phòng học có ai thế?
    • … 鈴木先生が います
      ... Có cô Suzuki
    10.3 N1 は N2 (địa điểm) に あります/います
    N1 ở N2: (nhấn mạnh vào chủ thể)
    * Cách dùng:
    - Đây là câu chỉ về nơi tồn tại của người hay vật
    - N1 được đưa lên làm chủ đề của cả câu
    * Ví dụ:
    • 1) ランさんの電話は うけつけにあります
      Điện thoại của Lan ở quầy tiếp tân
    • 2) パソコンは 事務所に あります
      Máy Laptop ở văn phòng
    • 3) 犬は にわに います
      Con chó ở ngoài sân
    • 4) 鈴木さんは 食堂に います
      Cô Suzuki ở phòng ăn
    * Chú ý: です thỉnh thoảng được sử dụng thay thế cho động từ chỉ vị trí あります・ います khi những động từ đó đã được nói đến hoặc đã xác định * Ví dụ:
    • Dam Sen は どこに ありますか
      Đầm Sen ở đâu?
    • ... Sai Gon です
      ... Ở Sài Gòn
    10.4 N1 (vật, người, địa điểm) の N2 (danh từ chỉ vị trí)
    Thể hiện tương quan vị trí
    * Ví dụ:
    • 1) つくえ
      Trên bàn
    • 2) としょかん
      Trước thư viện
    • 3) ビル となり
      Bên cạnh tòa nhà
    * Cách dùng: Cả cụm “N1 の N2” được sử dụng như một danh từ chỉ địa điểm
    * Ví dụ:
    • 1) つくえの上に 本があります
      Ở trên bàn có quyển sách
    • 2) としょかんの前に こうえんがあります
      Ở trước thư viện có công viên
    • 3) 駅の近くで ともだちと会います
      Tôi gặp bạn ở gần nhà ga
    10.5 N1 や N2
    N1 và N2
    * Cách dùng:
    - や dùng để nối các danh từ
    - Khác với と dùng để liệt kê toàn bộ, や chỉ liệt kê mang tính chất tượng trưng
    * Ví dụ:
    • 1)きょうしつの中に つくえ いすが あります
      Trong phòng học có bàn, ghế...
    • 2)かばんの中に ペン 本が あります
      Trong cặp có bút, sách...
    - Đôi khi など được đặt sau danh từ cuối cùng để nhấn mạnh thêm là vẫn còn những vật khác nữa
    * Ví dụ:
    • 1)きょうしつの中に つくえ いすなどが あります
      Trong phòng học có bàn, ghế...
    • 2)かばんの中に ペン 本などが あります
      Trong cặp có bút, sách...
    11.1 Số đếm
    Số đếm
    * ひとつ、ふたつ...とお là số đếm chung cho đồ vật đến 10. Từ 11 sử dụng như đếm số thông thường
    - Các trợ từ số đếm: Là những từ được đặt sau số để đếm các đồ vật, người...
    - 人 dùng đếm người (đặc biệt đếm 1, 2 người dùng ひとり, ふたり)
    - ひき・ぴき dùng đếm con vật kích thước nhỏ
    - 枚 dùng đếm những vật mỏng như giấy, đĩa, áo...
    - 回 dùng đếm số lần
    * Cách dùng:
    - Số đếm thường đứng ngay trước động từ mà nó bổ nghĩa. (giữa số đếm và động từ không có trợ từ đứng giữa)
    - Tuy nhiên, với các từ chỉ khoảng thời gian lại được đặt ở mọi vị trí trong câu (trừ cuối câu)
    * Ví dụ:
    • 1) りんごを 4つ 買います
      Tôi mua 4 quả táo
    • 2) 日本人の学生が ふたり います
      2 sinh viên người Nhật
    • 3) 国で 2 か月日本語を 勉強しました
      Tôi đã học tiếng Nhật ở trong nước 2 tháng
    11.2 いくつ, なん + trợ từ số đếm
    Các từ để hỏi cho số đếm
    * Từ để hỏi:
    - いくつ là từ dùng để hỏi cho đồ vật đếm bằng ~つ
    - Các cách đếm khác dùng なん+trợ từ số đếm
    * Ví dụ:
    • 1) みかんを いくつ食べましたか
      Bạn đã ăn bao nhiêu quýt?
    • ... 7つ 食べました
      ... Tôi đã ăn 7 quả
    • 2)きってを 何枚買いますか
      Bạn mua mấy cái tem?
    • ... 5枚 買います
      ... Tôi mua 5 cái
    11.3 どのぐらい V ますか
    ... N(lượng thời gian )くらい(ぐらい)V ます
    Câu hỏi về khoảng thời gian
    * Cách dùng:
    - どのぐらい là từ để hỏi cho khoảng thời gian
    - Thường đi kèm với động từ かかります(Nghĩa là: Mất bao nhiêu lâu)
    - くらい・ぐらい đứng sau từ chỉ số lượng, có nghĩa là “khoảng”
    * Ví dụ:
    • 1) どのぐらい日本語を 勉強しましたか
      Bạn đã học tiếng Nhật bao nhiêu lâu?
    • ... 2年ぐらい 勉強しました
      ... Tôi đã học khoảng 2 năm
    • 2)ハノイから ホーチミンまで ひこうきで どのぐらい かかりますか。
      Từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh đi bằng máy bay mất bao nhiêu lâu?
    • ...二時間くらい かかります
      ...Mất khoảng 2 tiếng
    11.4 N だけ
    Chỉ~
    * Cách dùng: だけ đứng sau danh từ, có nghĩa là “chỉ”
    * Ví dụ:
    • 1) うちから 大学まで 5分だけ かかります
      Từ nhà tôi đến trường chỉ mất 5 phút
    • 2) 休みは 日曜日だけです
      Ngày nghỉ chỉ có chủ nhật
    12.1 Các thì của câu kết thúc bởi danh từ và tính từ đuôi な
    Các thì của danh từ & tính từ đuôi な
    Hiện tại Quá khứ
    Khẳng định N です
    (あめ です)
    な-adj です
    (しずか です)
    N でした
    (あめ でした)
    な-adj でした
    (しずか でした)
    Phủ định N ではありません
    (あめではありません)
    な-adj ではありません
    (しずかで はありません)
    N ではありませんでした
    (あめ ではありませんでした)
    な-adj ではありませんでした
    (しずかではありませんでした)
    * Ví dụ:
    • 1) きのうは 雨でした
      Hôm qua (đã) mưa
    • 2) きのうの試験は 簡単ではありませんでした
      Kỳ thi hôm qua (đã) không đơn giản
    12.2 Các thì của câu kết thúc bằng tính từ đuôi い
    Các thì của tính từ đuôi い
    Hiện tại Quá khứ
    Khẳng định い-adj いです い-adj かったです
    Phủ định い-adj くないです い-adj くなかったです
    * Ví dụ:
    • 1) おとといは 寒かったです
      Hôm kia (đã) lạnh
    • 2) おとといのパーティーは あまり楽たのしくなかったです
      Bữa tiệc hôm kia (đã) không vui lắm
    12.3 N1 は N2 より Adj です
    N1 ~ hơn N2
    * Cách dùng: Đây là câu so sánh hơn. Trong đó, N1 được đưa ra so sánh với N2
    * Ví dụ:
    • 1) ひこうきは 自動車より はやいです
      Máy bay nhanh hơn ô tô
    • 2) 田中さんは 私より 高いです
      Anh Tanaka cao hơn tôi
    12.4 N1 と N2 と どちらが Adj ですか
    ...N1(N2)のほうが Adj です
    N1 và N2 cái nào ~ hơn?
    ...N1 ( N2) ~ hơn
    * Cách dùng: Luôn sử dụng từ để hỏi どちら khi muốn so sánh giữa 2 vật hay người
    * Ví dụ:
    • 1) テニスサッカーと どちらが おもしろいですか
      Tennis và bóng đá cái nào thú vị hơn?
    • ...サッカーのほうが おもしろいです
      ...Bóng đá thú vị hơn
    • 2) 春と どちらが 好きですか
      Mùa xuân và mùa thu bạn thích mùa nào hơn?
    • ...秋のほうが 好きです
      ... Tôi thích mùa thu hơn
    12.5 N1[のなか]で N2 が いちばん Adj です
    Trong phạm vi N1 thì N2 ~ nhất
    * Cách dùng:
    - Đây là câu so sánh cao nhất
    - Trong đó: N2 thuộc phạm vi của N1 và có tính chất [Adj] nhất trong phạm vi đó
    * Ví dụ:
    • 1) くだもののなかで、りんごが いちばん すきです
      Trong các loại quả, tôi thích nhất táo
    • 2) スポーツ サッカーが いちばん おもしろいです
      Trong các môn thể thao, bóng đá thú vị nhất
    * Cách đặt câu hỏi so sánh cao nhất:
    N [のなか] で なに/どこ/だれ/いつが いちばん Adj ですか Trong phạm vi N thì cái gì/nơi nào/ai/khi nào thì Adj nhất?
    * Ví dụ:
    • 1年で いつが いちばん 寒いですか
      Trong 1 năm khi nào lạnh nhất?
    • ...2月が いちばん 寒いです
      ... Tháng 2 lạnh nhất
    • クラスで だれが いちばん 若いですか
      Trong lớp, ai trẻ nhất?
    • … An さん です
      Bạn An (trẻ nhất)
    13.1 ( 私は)N が ほしいです
    (Tôi) muốn/ muốn có/ mong có N
    * Cách dùng:
    - Dùng để nói về ước muốn, ham thích của người nói
    - ほしい là tính từ đuôi い
    * Ví dụ:
    • 1) 私は カメラが ほしいです
      Tôi muốn có máy ảnh
    • 2) 私は 友達が ほしいです
      Tôi muốn có bạn bè
    • 3) 私は 子供が ほしくないです
      Tôi không muốn có con
    * Cách đặt câu hỏi về mong muốn của ai đó:
    何が ほしいですか Bạn mong muốn, muốn có cái gì?
    Ví dụ
    • 1) 誕生日に 何が ほしいですか
      Vào ngày sinh nhật bạn thích gì?
    • ...時計が ほしいです
      ...Tôi muốn cái đồng hồ
    • 2) 今何が いちばん ほしいですか
      Bây giờ bạn muốn cái gì nhất?
    • ...パソコンが ほしいです
      ...Tôi muốn có máy tính
    13.2 (私は)N を V-ます + たいで
    Cách thể hiện mong muốn làm gì đó
    * Thể ます của động từ: Là thể của động từ khi bỏ đuôi ます
    * Ví dụ:
    かいます ==========> かい
    たべます ==========> たべ
    よみます ==========> よみ
    * Ý nghĩa: (Tôi) thích, muốn làm ~
    * Cách dùng:
    - Câu này thể hiện mong muốn làm việc gì đó của người nói
    - Có thể dùng trợ từ を hoặc が(が dùng nhiều hơn). Các trợ từ khác (に、へ、と…)giữ nguyên, không thay đổi
    - Động từ thể ます + たい được coi như một tính từ đuôi い. Vì thế, cách biến đổi sang thể phủ định hay quá khứ đều giống với tính từ đuôi い
    * Ví dụ:
    • 1) 私は 日本へ 行きたいです
      Tôi muốn đi Nhật
    • 2) 私は 自動車を(が)買いたいです
      Tôi muốn mua ô tô
    • 3)今、何を 食べたいですか
      Bây giờ, bạn muốn ăn gì?
    • ...何も 食べたくないです
      …Tôi chả muốn ăn gì cả
    * Chú ý: ほしいです hay ~たいです không sử dụng để nói về mong muốn của người thứ ba
    * Ví dụ: Không dùng như sau
    (X) ラオさんは コンピューターが ほしいです (X) Anh Rao muốn có máy tính
    13.3 N (Địa điểm)へ V-ます(N) に 行きます/来ます/帰ります
    Đi/đến/về N để làm ~
    * Cách dùng:
    - Đây là mẫu câu sử dụng để nói về mục đích đi đến/ về đâu đó để thực hiện hành động nào đó
    - Động từ chỉ mục đích để thể ます, danh từ chỉ mục đích là những danh động từ
    * Ví dụ:
    • 1) 私は スーパーへ 服を買いに 行きました
      Tôi đã đi siêu thị (để) mua quần áo
    • 2) 田中さんは 日本へ 日本語を 勉強しに 来ました
      Anh Tanaka đến Nhật (để) học tiếng Nhật
    • 3)田中さんは 日本へ 日本語の勉強に 来ました
      Anh Tanaka đến Nhật (để) học tiếng Nhật
    * Chú ý: Danh từ trước に cũng có thể là các sự kiện như lễ hội, buổi hòa nhạc... Khi đó, ý của người nói là việc xem hay tham gia vào sự kiện đó
    * Ví dụ:
    • Giang Vo へ 桜の祭りに 行きました
      Tôi đi đến Giảng Võ để tham gia vào Lễ hội Hoa anh đào
    13.4 どこか/なにか
    Nơi nào đó, cái gì đó
    Ý nghĩa
    - どこか nghĩa là “ chỗ nào đó, nơi nào đó ” không xác định rõ
    - なにか nghĩa là “ cái gì đó, 1 cái gì đó ” không xác định rõ
    * Cách dùng:
    - どこか được dùng như một danh từ chỉ địa điểm
    - なにか được dùng như một danh từ chỉ đồ vật, sự việc
    - Cả 2 từ khi đứng trước các động từ đi với các trợ từ へ、が、を thì các trợ từ này có thể được lược bỏ. Các trợ từ khác vẫn giữ nguyên
    * Ví dụ:
    • 1)夏休みは どこか(へ)行きましたか
      Nghỉ hè, bạn có đi đâu không?
    • ...はい、行きました
      Có, tôi có đi
    • 2) 暑いですから、何か(を)飲みたいです
      Vì trời nóng nên tôi muốn uống gì đó
    14.1 Các nhóm của động từ
    Các nhóm của động từ
    * Động từ trong tiếng Nhật được chia làm 3 nhóm theo cách chia sang các thể của chúng
    (1) Nhóm 1
    - Bao gồm các động từ đứng trước đuôi ます là các chữ cái thuộc hàng “i”
    - Ví dụ: かきます; のみます
    (2) Nhóm 2 - Hầu hết các động từ thuộc nhóm này có dạng đứng trước đuôi ます là các chữ cái thuộc hàng “e”
    - Ví dụ: たべます; みせます
    - Tuy nhiên cũng có một số động từ đứng trước đuôi ます là các chữ cái thuộc hàng “i”
    - Ví dụ: みます; おきます
    (3) Nhóm 3
    - Bao gồm 2 động từ: します(làm); きます(đến)
    14.2 Thể て của động từ
    Động từ thể て
    * Cách dùng:
    - Các động từ kết thúc bằng て、で được gọi là thể て. Cách chia của thể て phụ thuộc vào các nhóm động từ.
    14.3 V てください
    Câu nói sai khiến, nhờ vả lịch sự
    * Ý nghĩa: Hãy làm ~, Vui lòng làm ~
    * Cấu tạo: Động từ để thể て thêm ください
    * Cách dùng: Mẫu câu này dùng khi yêu cầu, nhờ ai đó làm gì một cách lịch sự
    * Ví dụ:
    • 1)ちょっと待ってください
      Vui lòng/Xin hãy chờ một chút
    • 2) 辞書を 貸してください
      Vui lòng/Hãy cho tôi mượn quyển từ điển
    • 3)ゆっくり 言ってください
      Vui lòng/Hãy nói chậm lại
    14.4 V ています
    Cách thể hiện thời tiếp diễn
    * Ý nghĩa: Đang làm ~
    * Cấu tạo: Động từ thể て thêm います
    * Cách dùng: Mẫu câu này dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại thời điểm nói
    * Ví dụ:
    • 1)田中さんは 今日本語を勉強しています
      Bạn Tanaka đang học tiếng Nhật
    • 2) 今雨が 降っています
      Bây giờ trời đang mưa
    14.5 V(thể ます)ましょうか
    Đề nghị được làm giúp ai đó việc gì
    * Cách dùng: Sử dụng khi người nói ngỏ ý làm gì đó giúp cho người nghe
    * Ví dụ:
    • 1)タクシーを よびましょうか
      Tôi gọi taxi cho bạn nhé!
    • ...すみません。おねがいします
      ...Xin lỗi. Bạn giúp tôi nhé!
    • 2) 荷物を 持ちましょうか
      Tôi cầm hành lý giúp bạn nhé!
    • ...いいえ、けっこうです
      ...Không, tôi làm được rồi
    15.1 V てもいいです
    Có thể làm ~, được phép làm ~, làm ~ cũng được
    * Cấu tạo: Động từ thể て thêm もいいです
    * Cách dùng: Mẫu câu này ám chỉ một sự cho phép làm gì đó
    * Ví dụ:
    • その部屋でタバコを吸ってもいいです
      Được phép hút thuốc ở phòng đó
    * Chú ý: Thể nghi vấn của mẫu câu này được sử dụng như một câu xin phép làm gì đó
    * Ví dụ:
    • 1)ここで 写真を撮ってもいいですか
      Tôi chụp ảnh ở đây có được không?
    • ...ええ、いいです
      ...Vâng, được
    • 2) タバコを 吸ってもいいですか
      Tôi hút thuốc có được không?
    • ...すみません。いけません
      ...Xin lỗi. Không được
    15.2 V ては いけません
    Không được làm ~
    * Cấu tạo: Động từ thể て thêm はいけません
    * Cách dùng: Mẫu câu này sử dụng khi muốn nói ý không được phép làm gì
    * Ví dụ:
    • 1)ここでタバコを吸ってはいけません
      Không được hút thuốc ở đây
    • 2)ここで 写真を撮ってもいいですか
      Tôi chụp ảnh ở đây được không?
    • ...いいえ、いけません
      ...Không, không được
    15.3 V ています
    Cách nói và ý nghĩa khác của động từ dạng tiếp diễn
    * Cách dùng 1:
    - Ngoài cách dùng đã được nói đến trong bài 14 thì mẫu câu này còn thể hiện ý một hành động nào đó đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại vẫn còn tiếp diễn, kết quả của nó vẫn hiển hiện trong hiện tại và tương lai
    - Một số động từ luôn chia ở thể tiếp diễn mặc dù hành động đã thực hiện trong quá khứ: 知っています、住んでいます、結婚しています、持っています
    * Ví dụ:
    • 1) 私は 結婚しています
      Tôi đã kết hôn (đã, và đang có gia đình)
    • 2) 私は 鈴木さんを 知っています
      Tôi biết cô Suzuki (đã và đang biết)
    • 3)私は カメラを 持っています
      Tôi có máy ảnh (đã và đang có)
    • 4)私は ハノイに 住んでいます
      Tôi sống ở Hà Nội (đã, đang và sẽ)
    * Chú ý: 持っています ở đây mang nghĩa sở hữu
    * Cách dùng 2:
    - Thể tiếp diễn còn được sử dụng để biểu thị những tập quán, thói quen, những hành động được lặp đi lặp lại trong thời gian dài
    * Ví dụ:
    • 1)FPT は コンピューターソフトを作っています
      FPT sản xuất phần mềm máy tính
    • 2)私は CMC で 働いています
      Tôi làm việc ở CMC
    • 3)私は FPT大学で 勉強しています
      Tôi học ở trường đại học FPT
    16.1 V1て、V2 て...V ます
    Làm V1 rồi làm V2,...
    * Cách dùng:
    - Mẫu câu sử dụng để liệt kê các hành động xẩy ra theo trình tự thời gian, hành động đứng trước xẩy ra trước
    - Thì của cả câu được chia ở động từ cuối cùng
    * Ví dụ:
    • 1)毎朝ジョギングをして、シャワーを浴びて、学校へ行きます
      Hàng sáng tôi chạy bộ rồi tắm sau đó đến trường
    • 2) きのう Vicom へ行って、友だちにあって、映画を見ました
      Hôm qua tôi đến Vincom, gặp bạn và xem phim
    16.2 い- adj([い]) ~くて、~
    な-adj [な] で、~
    N で、~
    Cách nối 2 hay nhiều tính từ, 2 hay nhiều danh từ với nhau
    * Cách dùng:
    - Khi nối 2 hay nhiều tính từ của cùng 1 chủ thể, nếu đi trước là tính từ đuôi い thì đuôi い sẽ được bỏ đi thay thế bằng くて, các tính từ có thể được cách nhau bởi dấu phẩy ( 、)
    大きい 新しい    ======>   大きくて、新しい (to và mới)
    小さい 古い      ======>   小さくて、古い (nhỏ và cũ)
    いい 安い        ======>   よくて、安い (tốt và rẻ)
    - Khi nối 2 hay nhiều tính từ của cùng 1 chủ thể, nếu đi trước là tính từ đuôi な thì đuôi な sẽ được bỏ đi thay thế bằng で, các tính từ có thể được cách nhau bởi dấu phẩy ( 、)
    元気(な) 若い            ======>   元気で、若い (khỏe và trẻ)
    有名(な) きれい(な) ======>   有名で、きれい (nổi tiếng và đẹp)
    - Cách nối đó có nghĩa là “ và ” vì vậy không sử dụng để nối 2 câu có ý nghĩa trái ngược
    - Thì của cả câu được chia ở câu đứng sau
    * Ví dụ:
    • 1)鈴木さんは 若くて、元気です
      Cô Suzuki trẻ và khỏe mạnh
    • 2)ハノイは 人が多くて、にぎやかです
      Hà Nội đông người và nhộn nhịp
    • 3) ラオさんは ハンサムで、親切です
      Anh Rao đẹp trai và tốt bụng
    • 4) Hue は 静かで、きれいな町です
      Huế là thành phố yên tĩnh và đẹp
    • 5) 田中さんは 日本人で、留学生です
      Anh Tanaka là người Nhật và là lưu học sinh
    * Chú ý: Riêng cấu trúc với danh từ, không nhất thiết chỉ sử dụng khi có cùng chủ ngữ, có thể là 2 câu có chủ ngữ khác nhau (trong trường hợp này, nó sẽ trở thành cách kết hợp 2 câu với nhau)
    * Ví dụ:
    • カリナさんは 研修生で、マリアさんは 主婦です
      Karina là tu nghiệp sinh còn Maria là vợ
    16.3 V1てから、V2 ます
    Làm V1 rồi làm V2 / Sau
    * Cách dùng:
    - Mẫu câu này cũng diễn tả sự liên tiếp của hành động nhưng nhấn mạnh hành động thứ nhất kết thúc rối mới đến hành động 2
    - Thì của cả câu được quyết định ở cuối câu
    * Ví dụ:
    • 1)国へ帰ってから、父の会社で 働きます
      Sau khi về nước tôi sẽ làm việc ở công ty của bố
    • 2)コンサートが 終わってから、レストランで 食事しました
      Sau khi kết thúc buổi biểu diễn âm nhạc tôi đã ăn ở nhà hàng
    16.4 N1 は N2 が Adj
    Tính từ miêu tả cụ thể một thành phần, một bộ phận của 1 vật hoặc người
    * Cách dùng: Mẫu câu này dùng để miêu tả cụ thể một thành phần, một bộ phận của 1 vật hoặc người
    * Ví dụ:
    • 1) Hue は 食べ物が おいしいです
      Đồ ăn Huế ngon
    • 2) マリアさんは 髪が 長いです
      Maria có mái tóc dài
    • 3) 田中さんは 背が 高いです
      Bạn Tanaka cao
    16.5 どうやって
    ~như thế nào
    * Cách dùng: Đây là từ để hỏi cho cách làm, phương thức làm một việc nào đó và có nghĩa là “ Làm thế nào” Để trả lời cho câu hỏi này thường sử dụng mẫu câu số 16.1
    * Ví dụ:
    • 大学まで どうやって 行きますか
      Đến trường bạn đi thế nào?
    • ...バス乗り場まで 5分ぐらいあるいて、16番のバスに乗って、大学前でおります
      ...Tôi đi bộ khoảng 5 phút đến bến xe bus, lên xe số 16 và xuống ở đằng trước trường
    16.7 どの N
    ~nào
    * Cách dùng:
    - Trước đây đã học các từ この、その、あの và どの là từ để hỏi cho các từ đó và có nghĩa là “nào”
    - Đằng sau どの luôn là một danh từ
    * Ví dụ:
    • 田中さんは どの人ですか
      Tanaka là người nào?
    • ...あの背が高くて、髪が 黒い人です
      ...Là người cao và tóc màu đen
    17.1 V ない
    Phủ định dạng ngắn của động từ (thể ない)
    * Cách chia:
    - Nhóm I : là các động từ đều có vần [-i] đứng trước ます. Để chuyển sang thể ない chỉ cần thay thế [-i] bằng vần [-a]. Trường hợp đặc biệt, những động từ có đuôi là い thì chuyển thành わ
    Ví dụ:
    あい-ます あわ-ない
    かき-ます かか-ない
    いそぎ-ます いそが-ない
    はなし-ます はなさ-ない
    まち-ます また-ない
    あそび-ます あそば-ない
    よみ-ます よま-ない
    とり-ます とら-ない
    - Nhóm II : bỏ [-ます] thêm ない
    Ví dụ:
    たべ-ます たべ-ない
    み-ます み-ない
    - Nhóm III : là 2 động từ đặc biệt nên phải nhớ
    Ví dụ:
    し-ます し-ない
    き-ます こ-ない
    17.2 V ないで ください
    Xin đừng…
    * Cách dùng: khi muốn khuyên hay yêu cầu ai không làm gì việc gì đó
    * Ví dụ:
    • 1) 私は 元気ですから、心配しないで ください
      Tôi khỏe lắm nên đừng lo lắng
    • 2)ここで 写真を 撮らないで ください
      Xin đừng chụp ảnh ở đây
    17.3 V なければ なりません
    Phải…, bắt buộc phải…
    * Cách chia: động từ chia sang thể ない, bỏ い + ければ なりません
    * Cách dùng:
    - Mẫu câu này biểu thị một việc coi như nghĩa vụ phải làm, bất chấp ý hướng của người làm
    - Chú ý: Mặc dù động từ chia ở dạng phủ định nhưng cả câu không mang nghĩa phủ định (thực chất là phủ định của phủ định: “không làm gì thì không được”)
    * Ví dụ:
    • 1) 薬を 飲まなければなりません
      Phải uống thuốc
    • 2)毎日日本語を 勉強しなければなりません
      Hàng ngày (tôi) phải học tiếng Nhật
    17.4 V なくても いいです
    Không cần … cũng được
    * Cách dùng: biểu thị sự không cần thiết của hành vi mà động từ diễn tả
    * Ví dụ:
    • 1)明日来なくても いいです
      Ngày mai bạn không đến cũng được
    • 2) 土曜日の午後勉強しなくても いいです
      Chiều thứ 7 không học cũng được
    * Mở rộng: Áp dụng mẫu câu này ở thể nghi vấn, ta sẽ được câu hỏi, xin phép không làm gì có được không
    * Ví dụ:
    • 1)明日来なくても いいですか
      Ngày mai không đến cũng được chứ ạ?
    • 2) 土曜日の午後勉強しなくても いいですか
      Chiều thứ 7 không học có được không ạ?
    17.5 N (tân ngữ) は
    Đưa tân ngữ lên làm chủ đề nhằm nhấn mạnh ý muốn diễn tả
    * Cách dùng: vì được đưa lên làm chủ đề nên trợ từ を của tân ngữ được thay bằng は
    * Ví dụ:
    • 1)ここに 荷物 置かないでください
      Đừng để hành lý ở đây
    • → 荷物 ここに 置かないでください
      Hành lý thì xin đừng để ở đây
    • 2)会社の 食堂で 昼ごはん 食べます
      Tôi ăn cơm trưa tại nhà ăn công ty
    • → 昼ごはん 会社の 食堂で 食べます
      Cơm trưa thì tôi ăn tại nhà ăn cty
    17.6 N(thời gian)までに V
    Chậm nhất, trễ nhất, trước (thời điểm)
    * Cách dùng: chỉ rõ thời gian cuối mà một hành động hay một công việc phải được tiến hành. Có nghĩa là, hành động hay công việc phải được tiến hành trước thời hạn được chỉ định bởi までに
    * Ví dụ:
    • 1)会議は 5時までに 終わります
      Cuộc họp sẽ kết thúc trước 5 giờ
    • 2)土曜日までに 本を 返さなければなりません
      Phải trả sách trước thứ 7
    * Chú ý: phân biệt までに với trợ từ まで và trợ từ に
    1. まで:chỉ thời điểm chấm dứt một hành động
    • 昼12時まで 日本語を 勉強します
      Buổi trưa, tôi học đến 12 giờ
    2. に:chỉ thời điểm mà một hành động diễn ra
    • 朝6時に 起きます
      Tôi thức dậy vào lúc 6 giờ
    18.1 Thể tự điển V る
    Thể nguyên mẫu (thể từ điển) của động từ
    - Thể nguyên mẫu (còn gọi là thể từ điển) là thể cơ bản (động từ gốc) của động từ, trong sách từ điển các động từ được trình bày ở thể này
    1. Nhóm 1: Ký hiệu G1 hoặc (I)
    - Là các động từ có kết thúc bởi các âm sau:
    - [-う] ]、 [-つ] 、[-る] [-む] ]、 [-ぬ] 、[-ぶ] [-す] ]、 [-く] 、[-ぐ]
    - Ví dụ
    かいます かう
    まちます まつ
    とります とる
    すみます すむ
    しにます しぬ
    よびます よぶ
    はなします はなす
    かきます かく
    およぎます およぐ
    2. Nhóm 2: Ký hiệu G2 hoặc (II)
    Là các động từ có dạng [-e る] [-i る]
    たべます たべる (ăn)
    みます みる (xem)
    Trừ một số động từ đặc biệt:
    かえります かえる (trở về)
    しります しる (biết)
    3. Nhóm 3: Ký hiệu G3 hoặc (III)
    - Bao gồm 2 động từ
    します する
    きます くる
    18.2 N (V ること) が できます;
    Có thể làm…, biết làm…
    * Cách dùng:
    a) Trường hợp danh từ: danh từ được sử dụng phải có tính động tác (tức là những danh từ có thể ghép với します để trở thành động từ có nghĩa tương ứng ) như: 運転、買い物、ダンス (=> gọi chung là danh động từ) ... Ngoài ra, các danh từ chỉ về những khả năng như 日本語、ピアノ、スキー cũng có thể sử dụng.
    * Ví dụ:
    • 1)運転が できます
      Tôi biết/có thể lái xe
    • 2)ミラーさんは 日本語が できます
      Anh Miler biết tiếng Nhật (có thể nói tiếng Nhật)
    b) Trường hợp động từ: khi biểu thị một khả năng có thể làm được một chuyện gì thì phải thêm こと sau động từ thể nguyên mẫu để biến thành một nhóm danh từ. (=> danh từ hóa)
    * Ví dụ:
    • 1)ミラーさんは 漢字を 読むことが できます
      Anh Miler biết/có thể đọc được chữ Hán
    • 2)カードで 払うことが できます
      Có thể thanh toán/trả tiền bằng thẻ
    * Chú ý: Nghĩa của động từ できます
    1. Năng lực
    漢字を 読むことが できます
    Biết đọc chữ Hán

    2. Khả năng
    受付で タクシーを 呼ぶことが できます
    Có thể gọi taxi tại quầy lễ tân
    18.3 私の 趣味は N(V ること) です
    Sở thích (của tôi) là…
    * Cách dùng:
    - Nói về sở thích
    - Khi một danh từ không thể biểu hiện đầy đủ ý nghĩa thì ta có thể diễn tả dùng cách danh từ hóa để trình bày rõ, cụ thể hơn
    * Ví dụ:
    • 1)私の趣味は 絵です
      Sở thích của tôi là hội họa
    • 2)私の趣味は 絵を描くことです
      Sở thích của tôi là (việc) vẽ tranh
    • 3)私の趣味は 絵を見ることです
      Sở thích của tôi là (việc) ngắm tranh
    * Chú ý: Khi một vật ở gần cả hai người thì cả hai người đều có thể dùng これ hay この
    18.4 V る/ N の/ Số tự (thời gian) + まえに、V2
    Làm V2 trước..., trước khi làm V1…
    * Cách dùng:
    a) Động từ:
    - Hành động thứ 2 diễn ra trước hành động thứ nhất
    - Không thay đổi theo thì của động từ. Nghĩa là khi thì của động từ thứ 2 là quá khứ hay tương lai thì thì của động từ 1 luôn ở thể từ điển
    * Ví dụ:
    • 1)日本へ 来る 前に、日本語を 勉強しました
      Tôi đã học tiếng Nhật trước khi đến Nhật
    • 2)寝る まえに、本を 読みます
      Trước khi đi ngủ, tôi đọc sách
    b) Danh từ
    - Thêm trợ từ の ở giữa danh từ và まえに
    - Danh từ đứng trước まえに là những danh từ biểu thị hành động
    * Ví dụ:
    • 1)食事の まえに、手を洗います
      Trước bữa cơm/Trước khi ăn cơm, (tôi) rửa tay
    • 2)講義の まえに、事務所へ 行ってください
      Hãy đến văn phòng trước giờ họp
    c) Số tự (thời gian)
    - Đứng sau danh từ chỉ số thì không cần の
    * Ví dụ:
    • 1)3年前に、結婚しました
      Tôi đã kết hôn cách đây 3 năm
    • 2)田中さんは 1時間前に、出かけました
      Tanaka đã ra ngoài cách đây 1 tiếng
    18.5 なかなか
    Mãi mà không ~
    * Cách dùng: luôn đi với động từ ở dạng phủ định
    * Ví dụ:
    • 1)日本で なかなか 馬を 見ることが できません
      Ở Nhật, mãi mà tôi không thể nhìn thấy con ngựa nào
    • 2)バスが なかなか 来ません
      Xe buýt mãi mà không thấy tới
    18.6 ぜひ
    nhất định
    * Cách dùng:
    - Được dùng để biểu thị sự hy vọng hay yêu cầu
    - thường đi với các dạng câu ほしいです、V たいです、V てください với ý nghĩa nhấn mạnh sự biểu thị
    * Ví dụ:
    • 1)ぜひ 北海道へ 行きたいです
      Tôi rất muốn đi Hokkaido (nhất định sẽ đi)
    • 2)ぜひ 遊びに 来てください
      Bạn nhất định phải đến nhà tôi chơi đấy nhé!
    19.1 Động từ quá khứ dạng ngắn: thể た
    Cách tạo động từ thể た: => giống y như thể て
    - Chỗ nào chia là て và で thì thay bằng た và だ
    Nhóm I:
    - かい => かい
    - のん => のん
    Nhóm II:
    - たべ => たべ
    - み  => み
    Nhóm III:
    - き => き
    - し => し
    19.2 V たことが あります
    Đã từng (làm)...
    * Cách dùng: nói về một kinh nghiệm đã gặp, đã từng trải qua trong quá khứ
    * Ví dụ:
    • 1)馬に 乗ったことが あります
      Tôi đã từng cưỡi ngựa
    • 2) 桜を 見たことが あります
      Tôi đã từng nhìn thấy hoa anh đào
    * Chú ý: thể câu văn này khác cơ bản với thể câu văn muốn diễn tả một hành động chỉ đơn thuần xảy ra ở quá khứ
    * Ví dụ:
    • 1)去年北海道で 馬に 乗りました
      Năm ngoái tôi đã cưỡi ngựa ở Hokkaido
    • 2) 先週桜を 見ました
      Tuần trước, tôi đã nhìn thấy hoa anh đào
    * Câu hỏi: câu hỏi của mẫu câu này sẽ có nghĩa là hỏi xem ai đó đã từng làm gì đó hay chưa
    * Ví dụ:
    • 日本へ 行ったことが ありますか
      Bạn đã bao giờ đi Nhật Bản chưa
    • … はい、あります/…はい、3回 あります
      Có, đã từng/Có, đã 3 lần
    • … いいえ、ありません/…いいえ、一度も ありません
      Chưa lần nào
    19.3 V たり、V たり します
    Lúc thì… lúc thì… và...
    * Cách dùng:
    - Dùng khi muốn biểu hiện một vài hành động đại diện trong số nhiều hành động mà chủ thể thực hiện mà không cần biết cái nào xảy ra trước, cái nào xảy ra sau
    - Thì của mẫu câu được biểu thị ở cuối câu
    * Ví dụ:
    • 1)日曜日は テニスを したり、映画を 見たり します
      Chủ Nhật, lúc thì tôi chơi tenis, lúc thì xem phim
    • 2)昨日買い物したり、音楽を 聞いたり しました
      Hôm qua, lúc thì tôi đi mua sắm, lúc thì nghe nhạc
    * Chú ý: không nhầm với câu văn sử dụng て để nối câu đã học ở bài 16
    • 1)日曜日は テニスを したり、映画を 見たり します
      Chủ Nhật, lúc thì tôi chơi tenis, lúc thì xem phim
    • 2)日曜日は テニスを して、映画を みます
      Chủ Nhật, tôi chơi tenis, xong rồi xem phim
    Ở câu 2 ý nghĩa là hành động xem phim diễn ra sau khi chơi tennis
    Ở câu 1 không có mối quan hệ về mặt thời gian giữa hai hành động. Trong rất nhiều các hoạt động diễn ra vào ngày chủ nhật sẽ bao gồm hai hành động chơi tennis và xem phim. Và sẽ không tự nhiên khi dùng để liệt kê những hành động mang tính chất hàng ngày của con người như ngủ dậy, ăn cơm hay đi ngủ..
    19.4 A い [い] => ~く + なります
    A な [な] => ~に + なります
    Nに + なります
    Trở nên (được)
    * Cách dùng: chỉ sự thay đổi một tình trạng hay một điều kiện
    * Ví dụ:
    • 1)寒いです => 寒く なります
      Trời trở nên lạnh
    • 2)元気[な] => 元気に なります
      Trở nên khỏe mạnh
    • 3)25歳 => 25歳に なります
      Sang tuổi 25
    * Chú ý: Khi một vật ở gần cả hai người thì cả hai người đều có thể dùng これ hay この
    20.1 Thể văn thông thường và thể văn lịch sự
    Thể thường và thể lịch sự
    - Thể lịch sự: là cách nói mà kết thúc câu luôn là –desu (với tính từ, danh từ) và –masu (với động từ) và các dạng phái sinh của nó (-deshita, -dewa arimasen, -masen, -mashita)
    - Thể thông thường: là cách nói không có –desu hay –masu. Dùng luôn dạng cơ bản, dạng gốc và các dạng phái sinh dạng ngắn của các loại từ đó
    * Cách dùng:
    Thể lịch sự Thể thông thường
    (1) Người lớn tuổi
    (2) Người gặp lần đầu tiên
    (3) Cấp trên
    (4) Mình là nhân viên mới
    (5) Trong các sự kiện nghiêm túc (họp hành, phát biểu…)
    a. Người kém tuổi
    b. Người ngang tuổi
    c. Bạn thân
    d. Người trong gia đình
    * Chú ý:
    1. Các trường hợp từ (1) đến (5) mà sử dụng thể thông thường thì bị coi là thất lễ
    2. Người Nhật đối với người nước ngoài hay nhân viên lâu năm khi chỉ đạo, hướng dẫn nhân viên mới để thể hiện sự thân mật tùy thuộc vào ý đồ vẫn có thể sử dụng được thể thông thường
    3. Từ a~d, cũng tùy thuộc vào trường hợp vẫn có thể sử dụng thể lịch sự. Ví dụ:
    - muốn giáo dục con nhỏ
    - trước khi gặp gỡ biết nhau
    - xưng hô với bố mẹ
    20.2 Trình bày về thể văn lịch sự và thông thường
    Trình bày về thể lịch sự và thông thường
    a) Thể văn lịch sự và thông thường của động từ, tính từ, danh từ
    Thể lịch sự Thể thông thường
    Động từ かきます
    かきません
    かきました
    かきませんでした
    かく(thể từ điển)
    かかない (thể ない)
    かいた (thể た)
    かかなかった (thể ない quá khứ)
    Tính từ -i
    Tính từ -na Danh từ
    あついです
    あつくないです
    あつかったです
    あつくなかったです
    あつい (bỏ です)
    あつい (bỏ です)
    あつかった
    あつくなかった
    ひまです
    ひまではありません
    ひまでした
    ひまではありませんでした
    ひまだ
    ひまではない
    ひまだった
    ひまではなかった
    b. Thể văn lịch sự và thông thường của các nhóm từ ngữ theo sau
    Thể lịch sự Thể thông thường Ý nghĩa Bài
    飲みたいです
    飲みに 行きます
    飲みたい
    飲みに 行く
    Muốn uống
    Đi uống
    13
    書いてください
    書いています
    書いて
    書いている
    Xin hãy viết
    Đang viết
    14
    書いても いいです
    書かなくてもいいです
    書いても いい
    書かなくても いい
    Có thể viết
    Không cần phải viết
    15
    書いてあげます
    書いてもらいます
    書いてくれます
    書いてあげる
    書いてもらう
    書いてくれる
    Sẽ viết giúp cho
    Nhờ viết giúp
    Viết giúp đi
    24
    行かなければなりません 行かなければならない Phải đi 17
    食べることが できます
    食べることです
    食べることが できる
    食べることだ
    Có thể ăn
    (là) để ăn
    18
    読んだことがあります
    読んだり、書いたりします
    読んだことがある
    読んだり、書いたりする
    Có đọc
    Đọc, viết và…
    19
    * Chú ý: Khi đổi những câu được nối với nhau bằng から hay が、けど (thường sử dụng trong hội thoại) thành thể văn thông thường thì tất cả các từ lịch sự trong câu phải được đổi sang thể thông thường * Ví dụ:
    • 1)おなかが 痛いですから、 病院へ 行きます
      Vì đau đầu nên tôi phải đến bệnh viện
    • => おなかが 痛いから、 病院へ いく
      Vì đau đầu nên tôi phải đến bệnh viện
    • 2)日本の食べ物は おいしいです、高いです
      Món ăn Nhật ngon nhưng mà đắt
    • => おなかが 痛いから、 病院へ いく
      Món ăn Nhật ngon nhưng mà đắt
    20.3 Câu nghi vấn ở thể văn thông thường
    Câu nghi vấn ở thể văn thông thường
    * Cách dùng: bỏ trợ từ chỉ sự nghi vấn là か ở cuối câu, thay vào đó đọc cao giọng chữ ở cuối câu để biểu thị sự nghi vấn
    * Ví dụ:
    • 1)コーヒーを 飲む?➚
      Uống cà phê nhé?
    • …うん、飲む➘
      Ừm, uống
    * Chú ý: cũng có những câu nghi vấn ở thể văn thông thường mà không bỏ chữ か ở sau như: 飲むか、見たか…, nhưng chỉ được sử dụng giới hạn trong phạm vi nam giới khi người trên hỏi người dưới hoặc những người quá thân nhau (như cha hỏi con trai)
    - Đối với câu nghi vấn danh từ hay tính từ thì chữ だ thể thông thường của です được giản lược
    * Ví dụ:
    • 今晩 暇?
      Tối nay rảnh không?
    • …うん、暇(だよ)
      Ừm, có rảnh
    • …ううん、暇ではない
      Không rảnh đâu
    • …ううん、暇じゃない
      Không rảnh đâu
    - Khi đàm thoại thường dùng じゃない
    * Trợ từ trong câu nghi vấn ở thể văn thông văn cũng thường được lược bỏ
    Ví dụ:
    • 1)ご飯「を」食べる?
      Ăn cơm nhé?
    • 2)明日京都「へ」行かない?
      Ngày mai đi Kyoto nhé?
    • 3)このりんご「は」おいしいですね
      Quả táo này ngon nhỉ
    • 4)そこに はさみ「が」ある?
      Đằng kia có kéo không?
    * Trong thể thông thường, chữ い trong mẫu câu V ている cũng thường được lược bỏ
    Ví dụ:
    • 1)辞書、持って「い」る?
      Bạn có từ điển không
    • …うん、持って「い」る
      Có, mình có
    • …ううん、持って「い」ない
      Không, mình không có
    20.4 Thể thông thường của はい、いいえ
    Thể thông thường của はい、いいえ
    はい  => うん
    いいえ → ううん (phát âm "ự ưn")
    21.1 Thể thông thường + と おもいます
    (Tôi) nghĩ rằng ~ / (tôi) cho rằng ~
    * Ý nghĩa: Thể hiện sự phỏng đoán, ý kiến chủ quan của cá nhân về một vấn đề, sự việc nào đó. Nội dung phỏng đoán, ý kiến đưa ra được xác định bởi trợ từ と
    * Cách dùng:
    Động từ
    Tính từ đuôi i
    Tính từ đuôi na
    Danh từ
    Dạng ngắn V る・V ない・V た
    ~い
    ~だ
    ~だ
    と おもいます
    * Ví dụ:
    • 1) 明日 雨が 降ると 思います
      Tôi nghĩ ngày mai trời sẽ mưa
    • 2) テレサちゃんは もう 寝たと 思います
      Tôi nghĩ bé Teresa chắc là đã ngủ rồi
    • 3) かれは 日本語が 分からないと 思います
      Tôi nghĩ anh ấy không biết tiếng Nhật
    • 4) あのカメラは よくないと 思います
      Tôi nghĩ cái máy ảnh kia không tốt
    • 5) 彼女は 日本人だと 思います
      Tôi nghĩ cô ấy là người Nhật Bản
    • 6) 日よう日は ひまだと 思います
      Tôi nghĩ Chủ Nhật thì rỗi
    * Chú ý:
    1. Khi nói câu phủ định, có 2 cách thể hiện:
    • 日本語のテストは どうですか
      Bài kiểm tra tiếng Nhật thế nào?
    • 1) … むずかしくないと 思います
      Tôi nghĩ là không khó
    • 2) … むずかしいと 思いません
      Tôi không nghĩ là khó
    - Cả 2 đều thể hiện sự phỏng đoán, ý kiến ở thể phủ định, nhưng về ý nghĩa có chút khác biệt. Cách nói thứ 2) có ý nghĩa phủ định mạnh hơn
    - Tuy nhiên, trong sơ cấp và trong bài này, chúng ta chỉ dùng cách nói 1)
    2. Cách nói ngắn khi đồng ý hay không đồng ý với quan điểm của ai đó:
    • A: ファクスは 便利ですね
      Máy fax thuận tiện thật đấy nhỉ!
    • B: 私も そう思います
      Tôi cũng nghĩ như vậy
    • C: 私は そう[は]思いません
      Tôi thì không nghĩ là như vậy
    3. Câu hỏi: khi muốn hỏi quan điểm của ai đó về 1 vấn đề nào đó, ta dùng mẫu câu ~に ついて どう思いますか (không cần trợ từ と sau どう nữa)
    • 新しい空港に ついて どう思いますか
      Bạn nghĩ thế nào về sân bay mới?
    • …きれいですが、ちょっと交通が 不便だと 思います
      Tôi nghĩ rằng nó đẹp nhưng giao thông hơi bất tiện
    21.2 “Sentence” dạng thông thường と 言います (言いました)
    (Ai đó) nói rằng / đã nói rằng ~
    * Cách dùng: Nội dung trích dẫn được xác định bởi trợ từ と
    Động từ
    Tính từ đuôi i
    Tính từ đuôi na
    Danh từ
    Dạng ngắn V る・V ない・V た
    ~い
    ~だ
    ~だ
    と いいます
    Có 2 kiểu trích dẫn:
    1) Trích dẫn trực tiếp: nhắc lại chính xác nội dung câu nói => để nội dung đó trong ngoặc kép「 」
    • 寝る前に「お休みなさい」と 言います
      Trước khi đi ngủ thì nói “Chúc ngủ ngon”
    • ミラーさんは「来週 東京へ 出張 します」と 言いました
      Ông Miler đã nói rằng “Tuần sau tôi sẽ đi công tác Tokyo”
    2) Trích dẫn gián tiếp: sử dụng thể thông thường trước trợ từ と, Thì của câu trích dẫn không bị ảnh hưởng bởi thì của câu chính
    • ミラーさんは 来週 東京へ出張すると 言いました
      Ông Miler đã nói rằng tuần sau ống ấy sẽ đi công tác Tokyo
    21.3 Thể thường + でしょう?
    ~có đúng không? / ~có đúng không nhỉ?
    (giống câu hỏi đuôi trong tiếng Anh)
    * Cách dùng: dùng khi kỳ vọng rằng người nghe cũng biết hoặc có sự hiểu biết về chuyện mình nói và mong muốn người nghe sẽ tán thành ý kiến của mình. でしょう được đọc lên giọng giống như 1 câu hỏi để xác nhận sự đồng tình của người nghe
    * Cách chia trước でしょう là thể thông thường. Tuy nhiên đối với tính từ đuôi な và danh từ, bỏ だ và ghép thẳng với でしょう
    * Ví dụ:
    • 1) 明日パーティーに行くでしょう
      Ngày mai bạn đi party chứ nhỉ?
    • …ええ、行きます
      Ừ, đi chứ
    • 2) 北海道は 寒かったでしょう?
      Hokkaido chắc là lạnh lắm nhỉ?
    • …いいえ、そんなに寒くなかったです
      Không, không lạnh đến thế đâu
    • 3) 新宿は にぎやかでしょう?
      Khu Shinjuku nhộn nhịp lắm nhỉ?
    • …はい、にぎやかです
      Vâng, rất nhộn nhịp
    21.4 N1 (địa điểm)で N2 があります
    Ở N1 được tổ chức, diễn ra N
    * Cách dùng: khi N2 là các sự kiện như bữa tiệc, buổi hòa nhạc, ngày hội, vụ tai nạn hay thảm họa… thì lúc đó あります có nghĩa là được tổ chức, diễn ra
    * Ví dụ:
    • 1. 東京 日本とブラジルの サッカー試合が あります
      Ở Tokyo sẽ (có) diễn ra trận bóng đá giữa Nhật Bản và Braxin
    • 2. 神戸で 大き地震が ありました
      Ở Kobe đã (có) xảy ra trận động đất lớn
    22.1 Các cách bổ nghĩa cho danh từ:
    Các cách bổ nghĩa cho danh từ:
    ミラーさんの 家: Ngôi nhà của anh Miller (bài 2)
    新しい 家: Ngôi nhà mới (bài 8)
    きれいな 家: Ngôi nhà đẹp (bài 8)
    Bài này học: bổ nghĩa bằng đơn vị câu với động từ (=> định ngữ)
    22.2 Cách cấu thành định ngữ: (bổ nghĩa danh từ bằng câu động từ)
    Động từ dạng ngắn + Danh từ
    Động từ dạng ngắn (Vる・V ない・V た) + DANH TỪ
    京都へ 行く人
    行かない人
    行った人
    行かなかった人
    Người sẽ đi Kyoto
    Người không đi Kyoto
    Người đã đi Kyoto
    Người đã không đi Kyoto
    Các danh từ đóng vai trò là các yếu tố khác nhau trong câu có thể được chọn ra và bổ nghĩa bằng chính động từ của câu đó => định ngữ:
    * Ví dụ:
    • 1) 私は 先週映画を 見ました
      Tuần trước tôi đã xem phim
    • => 私が 先週見た 映画
      Bộ phim mà tuần trước tôi đã xem
    • 2) ワンさんは 病院で 働いています
      Ông Wang làm việc tại bệnh viện
    • => ワンさんが 働いている 病院
      Bệnh viên nơi ông Wang làm việc
    • 3) 私は 明日友達に 会います
      Ngày mai tôi sẽ gặp bạn tôi
    • => 私が 明日会う 友達
      Người bạn mà ngày mai tôi sẽ gặp
    * Chú ý:
    - Khi các danh từ được bổ nghĩa thì các trợ từ を, で, に ở câu gốc sẽ không cần nữa - Định ngữ (danh từ được bổ nghĩa bằng câu động từ ) có thể ở nhiều vị trí trong câu, đóng vai trò nhiều thành phần của câu (như 1 danh từ bình thường)
    * Ví dụ:
    với định ngữ ミラーさんが 住んでいる家 (ngôi nhà ông Miler đang ở) ta có thể có:
    • 1) これは ミラーさんが 住んでいる家です
      Đây là ngôi nhà ông Miller đang ở

      => là một chủ ngữ
    • 2) ミラーさんが 住んでいる家は 古いです
      Ngôi nhà ông Miller đang ở thật là cũ

      => Là một vị ngữ
    • 3) ミラーさんが 住んでいる家を 買いました
      Tôi đã mua căn nhà mà ông Miller đang ở

      => Là một tân ngữ
    • 4) 私は ミラーさんが 住んでいる家が 好きです
      Tôi thích căn nhà mà ông Miller đang ở

      => Là một tân ngữ
    • 5) ミラーさんが 住んでいる家に 猫が いました
      Đã có một con mèo ở ngôi nhà ông Miller đang ở

      => Là 1 danh từ chỉ vị trí
    • 6) ミラーさんが 住んでいる家へ 行ったことが あります
      Tôi đã từng đến ngôi nhà mà ông Miller đang ở

      => Là một danh từ chỉ địa điểm
    22.3 N が
    Danh từ trong câu có sử dụng định ngữ
    * Cách dùng: khi câu động từ bổ nghĩa cho 1 danh từ (tạo ra định ngữ) thì chủ ngữ (chủ thể của hành động) trong câu bổ nghĩa đó được xác định bởi trợ từ が
    * Ví dụ:
    • 1) ミラーさん ケーキを 作りました
      Ông Miller đã làm bánh ngọt

      => Câu bình thường
    • これ ミラーさん 作ったケーキです
      Đây là cái bánh ngọt ông Miller đã làm

      => Câu định ngữ
    • 2) カリナさん 絵を 書きました
      Chị Carina đã vẽ tranh

      => Câu bình thường
    • わたしは カリナさん 書いた絵が 好きです
      Tôi thích bức tranh mà chị Carina đã vẽ

      => Câu định ngữ
    23.1 ~ とき、~
    khi ~, lúc ~
    * Cách dùng: giống hệt cách tạo 1 định ngữ. Về bản chất, とき cũng là 1 danh từ, vì vậy, cách cấu thành mẫu câu này áp dụng toàn bộ quy tắc bổ nghĩa danh từ hay tạo 1 định ngữ (đối với động từ)
    V thể thường + とき, V2
    * Ví dụ:
    • 1) 図書館で 本を借りるとき、カードが 要ります
      Khi mượn sách ở thư viện cần có thẻ
    • 2) 使い方が 分からないとき、 私に 聞いてください
      Khi không biết cách sử dụng thì hãy hỏi tôi
    • 3) 忙しいとき、10時ごろまで 働きます
      Khi bận rộn thì làm cho đến khoảng 10 giờ
    • 4) 暇なとき、うちへ 遊びに行きませんか
      Bạn sẽ đến nhà tôi chơi khi rảnh rỗi chứ?
    • 5) 妻が 病気のとき、会社を 休みます
      Khi vợ ốm tôi sẽ xin nghỉ làm
    • 6) 子供のとき、よく 川で 泳ぎました
      Hồi còn bé / Khi còn là trẻ con, tôi rất hay bơi trên sông
    • 7) 若いとき、あまり 勉強しませんでした
      Khi còn trẻ, tôi không học hành mấy
    * Chú ý: thì của câu tính từ và câu danh từ bổ nghĩa cho とき không bị ảnh hưởng bởi thì của mệnh đề chính trong câu. (ví dụ 6 và 7)
    23.2 V る / V た とき、~
    phân biệt giữa V る + とき、và V た + とき
    * Cách dùng: đều có nghĩa là “khi” nhưng nếu thì của động từ trước とき khác nhau thì nghĩa của câu cũng khác nhau. Cụ thể:
    - V る: biểu thị một hành động chưa hoàn thành
    - V た: biểu thị một việc, hành động hay tình trạng đã hoàn tất
    * Ví dụ:
    • 1) 東京へ行くとき、このかばんを 買いました
      Tôi đã mua chiếc cặp này khi đi Tokyo

      => Chiếc cặp này được mua trên đường đi đến Tokyo
    • ② 東京へ行ったとき、このかばんを 買いました
      Tôi đã mua chiếc cặp này khi đi Tokyo

      => Chiếc cặp này được mua sau khi đã đến Tokyo
    23.3 V る / V ない と、~
    Nếu… thì…; cứ … thì sẽ…
    * Cách dùng: câu giả sử kiểu này dùng khi diễn tả 1 tình huống mà ở đó, do kết quả của 1 hành động nào đó mà 1 hành động, 1 sự việc khác chắn chắn sẽ xảy ra. Trợ từ と (mang nghĩa là “nếu”) được đặt ở giữa để nối 2 câu và đóng vai trò xác định mệnh đề giả sử
    * Ví dụ:
    • 1) このボタンを 押すと、お釣りが 出ます
      Nếu bấm nút này thì tiền thừa sẽ chạy ra
    • 2) これを 回すと、音が 大きく なります
      Nếu vặn cái này thì tiếng sẽ to lên
    • 3) 右へ 曲がると、郵便局が あります
      Nếu rẽ phải thì sẽ có một cái bưu điện
    • 4) 日本語が 分からないと、困りますよ
      Nếu không biết tiếng Nhật thì sẽ khó khăn đấy
    • 5) もっと がんばらないと、合格できません
      Nếu không cố gắng hơn nữa thì sẽ không thể đỗ được
    * Chú ý: mệnh đề đứng sau ~と không sử dụng để biểu hiện một ý hướng, một hy vọng, một sự rủ rê hay một sự nhờ vả
    X






    映画を 見に行きます

    映画を 見に行きたいです

    映画を 見に行きませんか

    ちょっと手伝ってください
    thì sẽ đi xem phim.
     (ý hướng)
    thì muốn đi xem phim.
     (hy vọng)
    thì có đi xem phim không?
     (rủ rê)
    thì hãy giúp một chút.
     (nhờ vả)
    Kiểu giả sử này chúng ta sẽ học ở bài 25 với mẫu câu 「~たら」
    23.4 N が Adj/V
    Tính từ, động từ bổ nghĩa cho danh từ
    * Cách dùng: khi biểu thị một tình trạng hay một quang cảnh như nó vốn có, thì trợ từ được sử dụng sau chủ ngữ sẽ là が
    * Ví dụ:
    • 1) 音 小さいです。
      Tiếng nhỏ
    • 2) 天気 明るくなりました
      Thời tiết trở nên quang đãng
    • 3) この ボタンを 押すと、切符 出ます
      Nếu bấm nút này thì vé sẽ ra
    23.5 N (địa điểm) を V (động từ di chuyển) +
    あるきます: đi bộ /
    わたります: băng qua /
    さんぽします: đi dạo
    Đi qua, băng qua, dạo qua... ~
    * Cách dùng: được sử dụng để chỉ địa điểm, vị trí nơi mà 1 người hay 1 vật nào đó đi qua
    * Ví dụ:
    • 1) 橋 渡ります
      Đi qua cầu
    • 2) 公園 散歩します
      Đi dạo trong công viên
    • 3) 交差点 右へ 曲がります
      Rẽ phải ở ngã tư
    * Chú ý: Khi một vật ở gần cả hai người thì cả hai người đều có thể dùng これ hay この
    24.1 N をくれます
    Hành động ai đó cho, tặng mình hoặc người thân trong gia đình mình cái gì
    * Cách dùng: về ý nghĩa, くれます giống với あげます học trong bài 7 nhưng điểm khác biệt là ở chỗ あげます chỉ dùng khi thể hiện việc người nói tặng cho ai, người nào đó tặng cho người khác chứ không dùng để thể hiện việc ai đó tặng, cho người nói hoặc người thân trong gia đình người nói
    * Ví dụ:
    • 1) わたしは 佐藤さんに 花を あげました
      Tôi đã tặng hoa cho chị Sato

      => OK
    • 2) 佐藤さんは キムさんに プレゼントを あげました
      Chị Sato đã tặng quà cho bạn Kim

      => OK
    • 3)) 佐藤さんは わたしに クリスマスカードを あげました
      Chị Sato đã tặng thiệp giáng sinh cho tôi

      => SAI
    Trong trường hợp này, chúng ta dùng động từ くれます thay thế
    • 1) 佐藤さんは 私に クリスマスカードを くれました
      Sato đã tặng tôi một tấm thiếp Giáng Sinh
    • 2) 佐藤さんは 妹に お菓子を くれました
      Sato đã tặng kẹo cho em gái tôi

    BIỂU HIỆN CỦA HÀNH ĐỘNG CHO VÀ NHẬN
    V て あげます
    もらいます
    くれます
    Cả あげます、もらいます、くれます đều dùng để thể hiện hành động cho, tặng, biếu, nhận 1 vật nào đó. Chúng cũng được sử dụng để thể hiện sự cho và nhận các hành động: ai làm gì đó cho ai đồng thời bao hàm trong đó tình cảm, thái độ của người thực hiện hành động. Trong trường hợp này, hành động được thể hiện bởi động từ dạng -te
    24.2 V てあげます
    Cách nói làm gì đó cho ai
    * Cách dùng: ai đó làm cho người khác một việc với ý nghĩa thiện chí, lòng tốt, thân thiện
    * Ví dụ:
    • 1) 私は 木村さんに 本を 貸して あげました
      Tôi đã cho chị Kimura mượn sách
    • 2) 私は ラオさんに ひらがなを 教えて あげました
      Tôi đã dạy cho anh Rao chữ Hiragana
    * Chú ý:
    - Khi người nói là người thực hiện hành động và người nghe là người nhận hành động, thì cách thể hiện này có thể gây cảm giác người nói đang ra vẻ bề trên. Vì vậy, cần chú ý tránh sử dụng cách nói này đối người lớn hay cấp trên, người không mấy thân thiết, chỉ nên sử dụng với người thân thiết
    - Khi muốn nói ý tương tự đối với người không thân thiết thì sử dụng mẫu câu V ましょうか.
    * Ví dụ:
    • 1) タクシーを 呼びましょうか
      Để tôi gọi taxi cho nhé
    • 2) 手伝いましょうか
      Để tôi giúp một tay nhé
    24.3 V てもらいます
    Cách nói nhận được việc gì đó do ai làm cho
    * Cách dùng:
    - Biểu thị lòng biết ơn của người được nhận hành vi giúp đỡ
    - Chủ ngữ là người nhận
    * Ví dụ:
    • 1) 私は 鈴木さんに 日本語を 教えて もらいました
      Tôi được cô Suzuki dạy cho tiếng Nhật
    • 2) 私は 田中さんに 病院へ 連れて 行って もらいました
      Tôi được anh Tanaka dẫn đến bệnh viện
    24.4 V てくれます
    Cách nói ai đó làm gì cho mình
    * Cách dùng:
    - Giống với ~てもらいます、~てくれます cũng nói lên sự cảm tạ của người nhận hành vi giúp đỡ
    - Khác với ~てもらいます chủ ngữ là người nhận, còn trong câu ~てくれます chủ ngữ là người thực hiện hành động
    - Người nhận thường là người nói nên 私に (chỉ người nhận) thường được lược bỏ * Ví dụ:
    • 1) 家内は (私に) 子供の写真を 送ってくれました
      Vợ tôi gửi ảnh mấy đứa con (cho tôi)
    • 2) 加藤さんは (私に) 宿題を 出してくれまし
      Bạn Kato đã nộp bài tập (giúp tôi)
    * Chú ý: Khi một vật ở gần cả hai người thì cả hai người đều có thể dùng これ hay この
    25.1 Thể quá khứ thông thường + ら、~
    Câu điều kiện loại 2: dùng cho hầu hết các trường hợp
    * Cách dùng:
    - Thêm chữ ら ở thể quá khứ thông thường của động từ, tính từ… thì sẽ biến mệnh đề đứng trước nó thành mệnh đề biểu hiện điều kiện
    - Có thể dùng khi người nói muốn bày tỏ lập trường, ý kiến, yêu cầu, lời mời… của mình trong điều kiện đó
    Động từ
    Tính từ đuôi i
    Tính từ đuôi na
    Danh từ
    V た
    ~かった
    ~だった
    ~だった
    * Ví dụ:
    • 1) お金が あったら、旅行します
      Nếu có tiền tôi sẽ đi du lịch
    • 2) 時間が なかったら、テレビを 見ません
      …(Tôi ) 29 tuổi
    • 3) 安かったら、パソコンを 買いたいです
      Nếu rẻ tôi muốn mua 1 cái máy tính cá nhân
    • 4) 暇だったら、手伝ってください
      Nếu rỗi thì giúp tôi một tay nhé
    • 5) いい天気だったら、散歩しませんか
      Nếu thời tiết đẹp thì bạn có đi bộ cùng tôi không?
    25.2 V たら、~
    Ý nghĩa thứ 2 của mẫu câu ~たら: khi, sau khi
    * Cách dùng: ngoài cách dùng thể hiện điều kiện, mẫu câu ~たら còn được dùng để thể hiện 1 hành động sẽ được thực hiện, hoặc 1 tình huống sẽ xẩy ra khi 1 sự việc nào đó mà được cho là chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai được hoàn thành hoặc đạt được. Thì của mệnh đề chính luôn ở thời hiện tại
    * Ví dụ:
    • 1) 10時になったら、出かけましょう
      Chúng ta sẽ đi ra ngoài khi nào 10 giờ
    • 2) 家へ 帰ったら、すぐ シャワーを 浴びます
      Về nhà là tôi đi tắm ngay
    • 3) 何時ごろ 見学に 行きますか
      Khoảng mấy giờ thì đi tham quan?
    • …昼ごはんを 食べたら、すぐ 行きます
      Sau khi ăn cơm trưa xong là đi ngay
    25.3 Thể て + も, ~
    Mệnh đề tương phản: Dù…, mặc dù…, cho dù…
    * Cách dùng:
    - Thêm も sau て là có được một từ chỉ điều kiện nghịch
    - Ngược với mẫu câu ~たら, mẫu câu ~ても dùng trong tình huống hy vọng một việc gì đó đương nhiên sẽ xảy ra trong điều kiện cho trước nhưng lại không xảy ra, hoặc kết quả xảy ra trái ngược với những gì đã kỳ vọng
    V て
    い-Adj (bỏ i) + くて
    な-Adj (bỏ na) + で
    N で
    も,~
    * Ví dụ:
    • 1) スイッチを 入れても,機械が 動きません
      đã bật công tắc nhưng máy vẫn không chạy
    • 2) 高くても、このラジカセを 買いたいです
      Mặc dù đắt nhưng tôi vẫn muốn mua cái radio-cassette này
    • 3) 静かでも、寝ることが できません
      Mặc dù yên tĩnh nhưng cũng không ngủ được
    • 4) 日曜日でも、仕事を します
      Mặc dù là chủ nhật nhưng vẫn làm việc
    25.4 もし & いくら
    Nhấn mạnh cho mẫu câu ~たら và mẫu câu ~ても
    * Cách dùng:
    - もし được sử dụng trong mẫu câu ~たら、bao hàm ý nhấn mạnh về giả thuyết của người nói
    - いくら được sử dụng trong mẫu câu ~ても(~でも), nhấn mạnh về mức độ điều kiện
    * Ví dụ:
    • 1) もし 1億円あったら、いろいろな国を 旅行したいです
      Giả sử, nếu có 100 triệu yên tôi muốn đi du lịch thật nhiều nước
    • 2) いくら 考えても、分かりません
      Mặc dù có suy nghĩ bao nhiêu đi chăng nữa cũng chẳng hiểu được
    1  -  2

    Khám phá những sản phẩm và dịch vụ tại Thiên Đăng là một trải nghiệm tuyệt vời cho bất kỳ ai quan tâm đến sự tinh tế và chất lượng. Sau một ngày tìm hiểu và mua sắm, tại sao không thêm chút phấn khích bằng cách truy cập vavada зеркало? Cho dù bạn muốn thư giãn sau một ngày dài hay tìm kiếm sự giải trí thú vị, vavada зеркало mang đến một trải nghiệm chơi game độc đáo và hấp dẫn để bạn tận hưởng thời gian rảnh rỗi của mình.